- Khối tiền tài sản (M3) bao gồm: + M
5. Giảm phát – Thiểu phát
Giảm phát là hiện tượng kinh tế, trong đó giá hàng tiêu dùng và dịch vụ có xu hướng giảm thấp liên tục trong một khoảng thời gian nhất định.
Giảm phát xảy ra do nhiều nguyên nhân, đó là:
- Cung lớn hơn cầu về lượng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, làm cho giá cả giảm thấp.
- Thu nhập giảm dẫn đến nhu cầu của dân cư buộc phải giảm theo, làm cho số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ “ bị thừa”, dẫn đến giá cả giảm.
- Hàng hóa, dịch vụ cung ứng không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, dẫn đến phải hạ giá mới có cơ hội tiêu thụ được…
Giảm phát làm cho hàng hóa tiêu thụ chậm, nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ. Nếu không có giải pháp khắc phục, nền kinh tế sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng thừa, sức sản xuất sẽ bị suy thoái, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế sẽ mất khả năng cạnh tranh.
Vận dụng các biện pháp ổn định tiền tệ trong điều kiện của Việt Nam hiện nay
Thiểu phát là hiện tượng kinh tế, trong đó trong đó giấy bạc lưu thông ít hơn nhu cầu cần thiết, dẫn đến giá cả của hầu hết các hàng hóa trong lưu thông không ngừng giảm xuống.
CHƯƠNG 2 : TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG1. Sự ra đời và bản chất của tín dụng 1. Sự ra đời và bản chất của tín dụng
Tín dụng ra đời rất sớm so với sự xuất hiện của môn kinh tế học và được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Tín dụng xuất phát từ chữ Credit trong tiếng Anh-có nghĩa là lòng tin, sự tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn
Định nghĩa đầy đủ:
Tín dụng là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay dựa theo nguyên tắc hoàn trả.
Quá trình vận động của tín dụng được thể hiện qua sơ đồ sau:
Định nghĩa tín dụng thể hiện ở 3 nội dung cơ bản:
Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng vốn từ người này sang người khác Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời. Đó là thời gian sử dụng vốn. Nó là kết quả của sự thỏa thuận giữa các đối tác tham gia quá trình chuyển nhượng để đảm bảo sự phù hợp giữa thời gian nhàn rỗi và thời gian cần sử dụng lượng vốn đó.
Người đi vay phải hoàn trả đúng hạn cho người cho vay, cả vốn, gốc và lãi.
1.1. Sự ra đời và phát triển của các mối quan hệ tín dụng
Tín dụng là một trong những quan hệ xã hội hình thành từ rất sớm gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa. Cơ sở hình thành và ra đời của tín dụng, trước hết, xuất phát từ nhu cầu bù đắp thiếu hụt tiền bạc trong sản xuất kinh doanh hoặc trong cuộc sống. Kế đến là có sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa.
Trong sản xuất kinh doanh cũng như trong cuộc sống, đôi khi người ta gặp phải sự cố là nguồn thu và chi không khớp nhau. Chẳng hạn, có khi nhà sản xuất kinh
Người cho vay (người sở hữu vốn)
Người đi vay
doanh bán hàng và thu được tiền nhưng chưa có nhu cầu chi tiêu. Khi ấy họ tạm thời thặng dư vốn và có nhu cầu cho vay số tiền thặng dư nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Ngược lại, đôi khi họ có nhu cầu chi tiêu nhưng chưa có thu nhập do chưa tiêu thụ được hàng hóa. Khi ấy, họ có nhu cầu vay mượn để bù đắp thiếu hụt. Tuy nhiên, trong nền kinh tế tự cung tự cấp hoặc trong nền kinh tế phi hàng hóa người ta sản xuất không nhằm mục đích để trao đổi mua bán mà nhằm mục đích tiêu dùng cho cá nhân nhà sản xuất thì cũng chẳng có nhu cầu vay mượn. Khi ấy,sản xuất chỉ cần đáp ứng vừa đủ nhu cầu cá nhân, không cần sản xuất dư thừa cho mục đích trao đổi nên cũng không đòi hỏi bù đắp vốn thiếu hụt.
Tín dụng ra đời từ thời xa xưa chủ yếu dưới hình thức cho vay nặng lãi và phát triển lâu dài cho đến ngày nay qua nhiều hình thái tín dụng khác nhau. Tín dụng nặng lãi ra đời từ rất sớm. Quan hệ tín dụng nặng lãi chủ yếu giữa bên cho vay là những thương gia, các nhà kinh doanh tiền tệ, và một sô quan lại giàu có với bên đi vay chủ yếu là những nông dân và thợ thủ công nghèo khó. Nhu cầu tín dụng xuất phát từ những rủi ro bất khả kháng trong cuộc sống khiến cho người lao động phải đi vay nhằm giải quyết những khó khăn cuộc sống hoặc đảm bảo sản xuất. Ngoài ra nhu cầu và tập quán sống xa hoa của một số quan lại cũng làm phát sinh nhu cầu vay tiền.
Đặc điểm của tín dụng nặng lãi là lãi suất cho vay rất cao, có khi lên đến 40-50%, thậm chí 100 hay 200% và mục đích vay vốn thường là để tiêu dùng và giải quyết khó khăn cuộc sống hơn là phục vụ sản xuất kinh doanh. Lý do là vì lãi suất quá cao nên chi phí trả lãi lớn hơn cả khả năng sinh lợi của nhà sản xuất kinh doanh. Do vậy, các nhà sản xuất kinh doanh nếu vay mượn không thể nào có lợi nhận để tái sản xuất. Nhưng đối với người tiêu dùng họ vẫn phải vay vì họ không có lựa chọn nào khác.
Xuất phát từ đặc điểm trên, cho vay nặng lãi thường kìm hãm sản xuất không thể nào phát triển được. Mặt khác, cho vay nặng lãi làm bần cùng và phân hóa giai cấp thúc đẩy sự ra đời phương thức sản xuất mới.
Dù rằng cho vay nặng lãi là quan hệ tín dụng rất bất công và làm làm phát sinh nhiều tiêu cực nhưng ở một số nơi nó vẫn tồn tại đến ngày nay. Nguyên nhân tồn tại của nó xuất phát từ sự chậm phát triển của các hình thức tín dụng khác. Ở những quốc gia nào mà hệ thống tài chính càng phát triển thì các hình thức tín dụng khác như tín dụng thương mai,tín dụng ngân hàng phát triển hơn và tín dụng nặng lãi dần bị đẩy lùi và đi đến mức triệt tiêu.
Trong nền kinh tế thị trường quan hệ sản xuất và quan hệ trao đổi hàng hóa đặc biệt phát triển. Từ đó thúc đẩy quan hệ tín dụng phát triển theo. Điều này thể hiện ở chỗ các tổ chức tài chính và tín dụng ngày càng ra đời và phát triển mạnh, các nhà doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng ngày càng nhiều bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu nhằm mở rộng và phát triển sản xuất và chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng ngày càng đa dạng và phong phú, kể cả quan hệ trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua các định chế tài chính trung gian.
1.1. Bản chất của tín dụng
Tín dụng thể hiện mối quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa người sở hữu và người sử dụng. Bản chất của sự chuyển nhượng này là quan hệ xã hội giữa người cho vay và người đi vay. Do đó quan hệ giữa người cho vay và người đi vay như thế nào thì quan hệ tín dụng như thế ấy. Chẳng hạn trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan hệ giữa người cho vay và đi vay chỉ là quan hệ điều hòa việc sử dụng vốn theo một kế hoạch do nhà nước vạch sẵn thì quan hệ tín dụng ở đây chỉ là hình thức chứ không thực sự thể hiện quan hệ cân nhắc giữa chi phí và hiệu quả. Ngược lại, trong nền kinh tế thị trường quan hệ giữa người cho vay và người đi vay là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn trên cơ sở so sánh giữa lợi nhuận và chi phí nên quan hệ ở đây hình thành trên cơ sở cân nhắc và tính toán cẩn thận giữa lợi ích thu được và chi phí sử dụng vốn.