Một số quy định về L/C

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 110 - 112)

- Hoạtđộng Mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá và ngoại hố

c) Một số quy định về L/C

- Về loại L/C: Theo quy định của UCP 500, khi mở loại L/C nào phải ghi rõ loại L/C đó (L/C hủy ngang hay L/C không hủy ngang). Nếu không ghi rõ là loại nào thì nghiễm nhiên L/C đó sẽ là L/C không hủy ngang.

- Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C:

* Mọi L/C đều phải đặt ký hiệu riêng để dẫn chiếu L/C khi trao đổi thư từ, điện tín... hoặc phục vụ cho các giao dịch khác liên quan đến L/C.

* Địa điểm mở L/C: Là nơi L/C được mở, nó liên quan đến việc vận dụng luật để giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến L/C.

* Ngày mở L/C: Căn cứ vào ngày mở L/C có thể nhận biết được người nhập khẩu có thực hiện đúng quy định trong hợp đồng hay không.

- Thời hạn hiệu lực của L/C: Là thời hạn mà L/C có giá trị hiệu lực pháp lý thực hiện, được tính từ ngày L/C được mở đến ngày L/C hết hiệu lực.

- Thời hạn giao hàng: Là thời hạn quy định người xuất khẩu phải giao hàng cho tổ chức vận tải. Ngày giao hàng phải trước ngày L/C hết hạn hiệu lực.

- Thời hạn xuất trình chứng từ: Trong thời gian có hiệu lực của L/C, nếu L/C không quy định, ngày xuất trình chứng từ chậm nhất không quá 21 ngày kể từ sau ngày giao hàng.

- Thời hạn trả tiền đối với L/C: Nếu trả tiền ngay thì thời hạn trả tiền nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C. Nếu là trả tiền sau thì ngân hàng thanh toán phải ký chấp nhận trả tiền trong thời hạn hiệu lực của L/C.

- Số tiền của L/C: Số tiền của L/C hay còn gọi là kim ngạch L/C, phải ghi rõ ràng vừa bằng số, vừa bằng chữ. L/C được mở bằng tiền nước nào thì phải ghi đúng ký hiệu quốc tế của đồng tiền đó.

Khi ghi số tiền của L/C có thể vận dụng quy định cho phép của UCP là ghi số tương đối với việc sử dụng các cụm từ như "ước chừng", "vào khoảng" hoặc "không vượt quá số tiền...".

- Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình: Đây là nội dung then chốt của L/C vì các chứng từ trong bộ chứng từ là bằng chứng chứng minh rằng người xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và thực hiện đúng những yêu cầu trong L/C.

3.2.2. Thanh toán ủy thác thu (collection)

a) Định nghĩa:

Ủy thác thu là một hình thức thanh toán quốc tế, trong đó người xuất khẩu sau khi đã thực hiện giao hàng cho người nhập khẩu thì lập giấy ủy thác thu nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu ký phát.

Khi thực hiện thanh toán bằng ủy thác thu, các bên tham gia thanh toán thường vận dụng bản quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thương mại (The Uniform Rules for colleetion of the commereial Paper - Viết tắt là URC) do Phòng Thương mại quốc tế ICC phát hành năm 1995.

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w