- Phân phối lại vốn: Trên cơ sở quỹ cho vay đã có, tín dụng tiến hành phân phối cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu cần bổ sung vốn và đủ điều kiện vay
2.2. Kiểm soát các hoạtđộng kinh tế thông qua tiền tệ
Phần lớn các quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng. Cho nên, vốn cho khách hàng vay là vốn của người khác. Hơn nữa, các khoản cho vay được hoàn trả đúng hạn là điều kiện tiên quyết để các tổ chức tín dụng tồn tại và phát triển. Với lý do trên, kiểm soát các hoạt động kinh tế bằng tiền đối với người đi vay là rất cần thiết.
Trong quá trình tập trung và phân phối lại vốn các chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng kiểm soát lẫn nhau nhằm bảo vệ lợi ích của mình và tác động tích cực đến quá trình lành mạnh hóa các hoạt động kinh tế - xã hội.
Trọng tâm của chức năng này là kiểm sóat đối với người đi vay. Việc kiểm soát phải được tiến hành trong cả quá trình cho vay, tức là kiểm soát trước khi cho vay, trong khi phát tiền vay và sau khi cho vay đến lúc người vay hoàn trả xong nợ.
Tín dụng cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh tế bằng tiền đối với người đi vay song tùy từng loại khách hàng để định ra phương thức kiểm soát cho thích hợp. Đối với doanh nghiệp cần kiểm soát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính. Đối với cá nhân cần kiểm soát hoạt động tiêu dùng của họ.
Kiểm soát hoạt động kinh tế bằng tiền cũng là chức năng quan trọng của tín dụng. Thực hiện đầy đủ chức năng này có ý nghĩa:
+ Đảm bảo cho các tổ chức tín dụng thu hồi vốn cho vay đúng thời hạn, nâng cao khả năng thanh toán. Đó là yếu tố để các tổ chức tín dụng duy trì hoạt động bình thường và phát triển.
+ Nhờ sự kiểm soát này mà các đơn vị vay vốn quan tâm đến việc sử dụng vốn: tiết kiệm và có hiệu quả hơn.
+ Các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng chấp hành tốt kỷ luật và nguyên tắc tín dụng, tránh tình trạng nợ nần dây dưa. Từ đó, mang lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.