Thanh toán không dùng tiền mặt 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 98 - 100)

- Hoạtđộng Mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá và ngoại hố

2. Thanh toán không dùng tiền mặt 1 Khái niệm

2.1. Khái niệm

Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời từ rất lâu nhưng nó chỉ phát triển và hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường. Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và tin học, thể thức thanh toán này mới mang lại nhiều ý nghĩa cho quá trình thanh toán hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể tham gia. Nó giúp cho việc chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể trong nền kinh tế được thực hiện một cách nhanh chóng an toàn, đồng thời giúp tiết kiệm được chi phí lưu thông tiền mặt.

Như vậy, thanh toán không dùng tiền mặt là chỉ các nghiệp vụ chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ được thực hiện bằng cách bù trừ công nợ qua tài khoản ở ngân hàng.

Các ngân hàng tham gia vào hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nhằm kiểm soát các hoạt động thanh toán của các bên tham gia. Theo hình thức thanh toán này, việc chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ được thực hiện bằng cách ngân hàng sẽ trích chuyển một số tiền từ tài khoản của người trả sang tài khoản của người hưởng, tức ngân hàng sẽ ghi Nợ Có trên tài khoản tiền gởi của chủ thể thanh toán.

Đồng thời thông qua các giấy báo Nợ, báo Có của ngân hàng gởi đến, khách hàng biết được quá trình thanh toán đã hoàn tất.

2.2. Bản chất của thanh toán không dùng tiền mặt

TTKDTM phản ánh sự vận động của vật tư, hàng hóa, dịch vụ trong quá trình lưu thông. Sự phát triển rộng khắp của TTKDTM là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hóa. Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển rất mạnh, khối lượng hàng hóa đem trao đổi trong nước cũng như nước ngoài ngày càng nhiều, tất yếu phải có cách thức trả tiền thuận lợi, an toàn và tiết kiệm.

Mặt khác, TTKDTM được thực hiện bằng cách bù trừ công nợ tại các tài khoản ở ngân hàng. Do vậy, hình thức TTKDTM còn gắn với sự phát triển của hệ thống tín dụng. Sự phát triển của hệ thống này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mở tài khoản tiền gửi. Thông qua các tài khoản tiền gửi này, hoạt động TTKDTM được thực hiện một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Như vậy, TTKDTM là một phạm trù vừa mang tính chất lý thuyết trừu tượng vừa mang tính chất công nghệ cụ thể.

Đứng về mặt phạm trù lý luận, TTKDTM là một hình thức vận động của tiền tệ. Ở đây, tiền vừa là công cụ kế toán vừa là công cụ để chuyển giá trị của hàng hóa, dịch vụ.

Đứng về mặt công nghệ thì TTKDTM là những nghiệp vụ phải thông qua nhiều giai đoạn liên hoàn đòi hỏi những thao tác về kỹ thuật thanh toán tinh vi và phức tạp.

2.3. Các nguyên tắc thanh toán không dùng tiền mặt

- Đối tượng: Chi trả tiền vật tư, hàng hóa; nộp thuế; trả nợ; trả lãi vay; thanh toán tiền phạt, bồi thường, lệ phí ..; chi trả các khoản dịch vụ như tiền nhà, điện, nước, điện thoại..

- Chủ thể tham gia: Người chịu trách nhiệm thanh toán (chủ tài khoản); Người nhận tiền (thụ hưởng); Người trung gian thanh toán (ngân hàng)

Các chứng từ và hình thức thanh toán: Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ...

- Tài khoản thanh toán: Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền vay

2.4. Ý nghĩa của việc thanh toán không dùng tiền mặt

-Tiện lợi, nhanh chóng, an toàn góp phần tăng nhanh tốc độ vận động của vật tư, tiền vốn nhờ đó tăng vòng quay đồng vốn, tiết kiệm vốn trong khâu lưu thông bổ sung vốn cho khâu sản xuất

- Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần điều hòa lượng tiền mặt trong cả nước, giảm bớt chi phí in, đúc, phát hành, bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm tiền, tiền rách…

- Tạo điều kiện ngân hàng tăng nguồn thu

Ngoài ra khi hầu hết các thanh toán, chi trả chủ yếu trong nền kinh tế được thực hiện bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thì NHNN mới có điều kiện để xác định một cách khá chính xác tổng phương tiện thanh toán cần thiết cho từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước; đặc biệt mới có thể nắm được các nguồn vốn bằng ngoại tệ ra, vào Việt Nam thông qua các con đường khác nhau, từ đầu tư trực tiếp, đến đầu tư gián tiếp và những con đường khác như kiều hối... Đồng thời, việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt còn có ý nghĩa xã hội rất lớn, đặc biệt trong việc làm giảm đến mức thấp nhất việc sử dụng công quỹ phục vụ cho các hành vi tham nhũng của một số quan chức trong bộ máy quản lý nhà nước và các doanh nghiệp. Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt còn là điều kiện tốt nhất để hạn chế nạn làm tiền giả, gây rối loạn thị trường, tạo ra những tác động xấu đối với lưu thông tiền tệ.

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w