Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng trên thế giớ

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 68 - 70)

- Căn cứ vào tiêu thức biến động của giá trị tiền tệ, phân chia thành lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực.

2. Phân loại lãi suất (LS)

1.1. Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng trên thế giớ

So với tiền tệ, tín dụng thì hệ thống Ngân hàng ra đời muộn hơn nhiều. Lúc đầu chỉ là hoạt động đổi chác tiền đúc của các thương nhân đã hình thành nên một nghề mới – Nghề Ngân hàng.

Từ thời trung cổ, do vua chúa phong kiến làm “biến chất” tiền đúc để kiếm lời, do đó lưu thông tiền tệ hết sức rối ren, hỗn loạn gây trở ngại cho thương nghiệp. Để đối phó với tình trạng này, trong các nhà thương nghiệpcó một số người đã tách ra chuyên kinh doanh và đổi chác tiền đúc. Marx gọi là các nhà tư bản thương nghiệp – tiền tệ.

Lúc đầu các nhà tư bản thương nghiệp – tiền tệ mua bán tiền bạc và đổi tiền đúc. Cùng với sự phát triển của thương nghiệp và ngoại thương, họ còn giúp các thương nhân bảo quản tiền, chuyển tiền và thanh toán.

Do thực hiện những nghiệp vụ trên, nên các nhà tư bản thương nghiệp – tiền tệ đã tập trung được một số lớn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi và dùng số vốn này cho vay kiếm lời.

Như vậy, sau một quá trình phát triển, nghề đổi tiền đúc cuẩ các nhà tư bản thương nghiệp – tiền tệ đã trở thành nghề Ngân hàng.

Nghề ngân hàng trong thời kỳ đầu chỉ bao gồm những nghiệp vụ dơn giản như: đổi tiền, nhận tiền gửi, bảo quản tiền, thanh toán chuyển tiền và cho vay. Trong đó, nghiệp vụ cho vay mang tính chất cho vay nặng lãi.

Thế kỷ thứ XV trở về trước, nghề Ngân hàng chưa phát triển mạnh. Từ thế kỷ thứ XVI, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở nhiều nước châu Âu. Thương mại bắt đầu phát triển, đòi hỏi phải có những tổ chức chuyên môn để giải quyết nhu cầu vay vốn,

tổ chức thanh toán, chuuyển tiền…vì vậy, các ngân hàng tư bản chủ nghĩa lần lượt ra đời. Chúng xuất hiện bằng 2 con đường:

Một là, chuyển hóa các ngân hàng cho vay nặng lãi từ chế độ phong kiến thành các ngân hàng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Hai là, các thương nhân hùn vốn với nha, làm gia tăng tổ chức tín dụng để cho nhau vay với lãi suất vừa phải. Đây là loại hình ngân hàng đầu tiên và phổ biến ở Châu Âu.

Các ngân hàng tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở venizơ, giênơ(ý) năm 1850, amsterdam ( Hà Lan ) năm 1609, hamboung ( Đức ) năm 1629, Anh quốc năm 1694…

Thời kì đầu các ngân hàng mới ra đời còn hoạt động độc lập với nhau và thực hiện các chức năng như nhau, đó là trung gian tín dụng, trung gian thanh tóan và phát hành giấy bạc ngân hàng.

Đến thế kỉ 19, việc nhiều ngân hàng cùng thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông đã gây cản trở cho quá trình lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế. Để khắc phục tình trạng trên, nhà nước đã can thiệp vào hoạt động ngân hàng bằng cách ban hành đạo luật hạn chế số lượng ngân hàng được phép phát hành tiền, dành quyền này cho một số ngân hàng lớn. Về sau, nhà nước trao quyền phát hành tiền cho một Ngân hàng duy nhất, gọi là ngân hàng phát hành, sau đó chuyển thành Ngân hàng Trung ương. Các ngân hàng còn lại không được phép phát hành tiền, chỉ làm trung gian thanh toán trong nền kinh tế, được gọi là Ngân hàng trung gian hay Ngân hàng kinh doanh.

Sang thế kỷ XX, các Ngân hàng kinh doanh phát triển mạnh ở các nước châu Âu, châu Mỹ cũng như các nước thuộc địa, bán thuộc địa thuộc các châu lục Á, Phi và Mỹ la tinh. Bên cạnh các Ngân hàng kinh doanh đa năng, như ngân hàng thương mại, còn xuất hiện các ngân hàng kinh doanh hoạt động trong một lĩnh vực nhất định, như ngân hàng đầu tư, ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng địa ốc… và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng như công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ tín dụng… Các tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong

việc khơi thông những nguồn vốn từ những người tiết kiệm (người cho vay). Các tổ chức tín dụng này khác căn bản với ngân hàng thương mại và ngân hàng chuyên doanh ở chỗ, nó không kinh doanh các khoản tiền gửi không kỳ hạn, do đó không cung cấp các dịch vụ thanh toán.

Sau chiến tranh Thế giới lần thứ II đến những năm 80 của thế kỷ XX, hệ thống ngân hàng kinh doanh ở các nước đã hoàn chỉnh và phát triển ở trình độ cao. Xuất hiện nhiều ngân hàng quy mô lớn, xuyên quốc gia. Nó không những có chi nhánh trong nước mà còn mở ra nhiều chi nhánh ở các nước trên thế giới. Công nghệ Ngân hàng hiện đại được sử dụng trong giao dịch và quản lý toàn hệ thống. Với xu thế toàn cầu hóa và nhất thể hóa nền kinh tế thế giới đã xuất hiện các tổ chức Ngân hàng Quốc tế, như quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (EUB)… Cùng với các Ngân hàng quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp chính sách tài chính – tiền tệ giữa các nước, khơi thông sự chu chuyển vốn, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của mỗi nước và của cộng động các quốc gia trên thế giới.

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w