Tín dụng quốc tế

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 144 - 147)

- Hoạtđộng Mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá và ngoại hố

3. Tín dụng quốc tế

Tín dụng quốc tế là quan hệ vay mượn sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước được thực hiện thông qua chính phủ, tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty cá nhân ....Hiểu theo nghĩa rộng tín dụng quốc tế bao gồm các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước, không phụ thuộc khối lượng nhiều hay ít, thời gian dài hay ngắn, có lãi hay không có lãi, đầu tư trực tiếp hay gián tiếp, tuy nhiên phải có sự bù đắp hay trả lại

3.1. Sự cần thiết của tín dụng quốc tế

- Sự phát triển các hoạt động thương mại quốc tế và kinh tế đối ngoại giữa các nước là cơ sở phát sinh các mối quan hệ tín dụng giữa các quốc gia với nhau. Ngày nay trong bối cảnh hội nhập kinh tế - tài chính quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ thì các quan hệ tín dụng giữa các quốc gia ngày càng đa dạng, đồng thời nó còn là động lực thúc đẩy các mối quan hệ đối ngoại ngày một phá triển và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế - tài chính quốc tế.

- Do sự phát triển không đồng đều giữa các nước mà trong các hoạt động trao đổi quốc tế, các nước kém phát triển thường hay bị rơi vào tình trạng bất lợi dẫn đến sự thiếu hụt thường xuyên trong cán cân thanh toán quốc tế vì thế nhu cầu về ngoại tệ

mạnh thường rất căng thẳng phải cần đến các khoản tín dụng quốc tệ ( vay của chinh phủ nước khác, vay của các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế, nhận viện trợ phát triển chính thức ODA...) Bên cạnh đó các nước có tiềm lực về kinh tế - thường có bội thu trên cán cân thanh toán quốc tế nên cũng tìm cách đầu tư số thặng dư cán cân thanh toán quốc tế (trong đó có đầu tư gián tiếp cho vay) nhất là vào khu vực các nước kém phát triển, lạc hậu để tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch, chiếm lĩnh thị trường, nguồn tài nguyên, nguyên nhiên liệu và sử dụng lao động rẻ mạt ở các nước này.

- Trong lĩnh vực thương mại quốc tế hiện nay vẫn luôn luôn nổ ra các cuộc chiến tranh thương mại giữa các cường quốc kinh tế - tài chính , các nước này đã xem việc sử dụng công cụ tín dụng quốc tế như một thứ vũ khí để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ hàng hóa , để tranh thủ các điều kiện thương mại có lợi cho mình, để trợ cấp xuất khẩu nhằm khống chế và đánh bại lẫn nhau.

- Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng quốc tế hóa thị trường vốn đang ngày diễn ra sâu sắc tạo điều kiện cho các quốc gia dễ dàng tiếp cận đến các thị trường vốn quốc tế ( thông qua phát hành các công cụ nợ quốc tế) để có được các nguồn vốn ngoại tệ phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế của nước mình, do đó cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển quan hệ tín dụng quốc tế.

- Để giải quyết các nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết những khó khăn về tài chính , về thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế, các nước thành viên của các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế hoặc khu vực ( như IMF, WB, ADB...) thường xuyên vay mượn của tổ chức đó, điều đó cho thấy quan hệ tín dụng quốc tế giữa các nước thành viên với các tổ chức này ngày càng mở rộng và phát triển.

Tóm lại, những vấn đề nêu trên cho thấy tín dụng quốc tế là một phạm trù kinh tế tồn tại như một tất yếu khách quan.

- Căn cứ vào đối tượng của tín dụng quốc tế: + Tín dụng thương mại

+ Tín dụng ngân hàng

- Căn cứ vào chủ thể của tín dụng quốc tế sẽ có + Tín dụng của chính phủ

+ TÍn dụng của tư nhân

+ Tín dụng của các tổ chức phi chính phủ

+ Tín dụng của các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế - Căn cứ vào thời hạn ta có:

+ Tín dụng có thời hạn rất ngắn: Thời hạn có thể qua đêm – Overnight (hoặc là 1 hoặc 2 ngày – spot next)

+ Tín dụng ngắn hạn: thường là những khoản vay không quá 1 năm. Tuy nhiên tập quán ở một số nước thời hạn này có thể tới 18 tháng hoặc 2 năm.

+ Tín dụng trung hạn: Thường là các khoản tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, có nước tới 7 năm

+ Tín dụng dài hạn: là những khoản tín dụng có thời hạn trên loại tín dụng trung hạn cho đến hàng chục năm ( tới 50 năm)

- Căn cứ vào phương pháp trả nợ sẽ có 3 loại là: + Tín dụng trả gọn 1 lần

+ Tín dụng trả dần đều + Tín dụng trả dần lũy tiến

+ Tín dụng ngoại tệ

+ Tín dụng bằng tiền quốc gia

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 144 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w