Nghĩa của lãi suất tín dụng

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 65 - 68)

- Căn cứ vào tiêu thức biến động của giá trị tiền tệ, phân chia thành lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực.

2. Phân loại lãi suất (LS)

5.4. nghĩa của lãi suất tín dụng

Lãi suất tín dụng là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng của nền kinh tế thị trường. Nó tác động đến tất cả các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay nói riêng và từ đó đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân nói chung. Tác dụng của lãi suất tín dụng được thể hiện ở những nội dung sau:

-Lãi suất tín dụng là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô

Trên tầm vĩ mô, lãi suất tín dụng là một công cụ thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Ý nghĩa này được thể hiện trên các mặt:

Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, Nhà nước có thể tăng lãi suất tiền gửi để rút bớt tiền từ lưu thông về làm giảm tỉ lệ lạm phát tạo điều kiện để sức mua đồng tiền ổn định, đảm bảo cho sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.

Thông qua lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh khối lượng cho vay đối với các Ngân hàng thương mại, nghĩa là điều chỉnh khối lượng tiền cung ứng vào lưu thông. Từ đó làm mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm công ăn việc làm. Như vậy lãi suất tín dụng đã có ảnh hưởng trực tiếp đến giải quyết tình trạng thất nghiệp trong xã hội.

Tăng hay giảm lãi suất tín dụng, sẽ ảnh hưởng đến sự tăng giảm số lượng ngoại tệ trong nước. Vì vậy sẽ ảnh hưởng tới quan hệ cung cầu ngoại tệ, dẫn đến sự thay đổi tỷ giá do đó đến xuất nhập khẩu hàng hóa trong từng thời kỳ.

Lãi suất tín dụng còn được sử dụng để điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành, vùng, thành phần… nhằm đảm bảo sự thích ứng của sản xuất hàng hóa, dịch vụ với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

-Lãi suất tín dụng là công cụ điều tiết kinh tế vi mô Ý nghĩa này được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

Tăng hay giảm lãi suất tín dụng, đặc biệt là lãi suất cho vay, làm cho các doanh nghiệp vay được ít hay nhiều vốn. Từ đó, quyết định đến việc thu hẹp hay mở rộng sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Lãi suất tín dụng là căn cứ để các chủ thể kinh tế lựa chọn cơ hội đầu tư. Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi suất tín dụng. Cá nhân chỉ gửi tiết kiệm khi lãi suất đem lại cao hơn các món đầu tư khác và cao hơn tỷ lệ lạm phát. Như vậy, lãi suất tín dụng làm thay đổi tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng của từng doanh nghiệp, cá nhân, đồng nghĩa với việc là họ mở rộng hay thu hẹp đầu tư.

Lãi suất tín dụng là công cụ để thực hiện hoạt động của các tổ chức tín

dụng( tập trung nguồn vốn, cho vay, tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt…). Đảm bảo nguồn lực tài chính để thực hiện hạch toán kinh doanh của các tổ chức này. Đó là điều kiện tồn tại và phát triển của các tổ chức tín dụng.

-Lãi suất tín dụng là công cụ phân phối vốn và kích thích sử dụng vốn có hiệu quả.

Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất tín dụng được coi là công cụ quan trọng để phân phối vốn hợp lý và phù hợp với đường lối phát triển kinh tế trong thời kỳ. Đối với những khách hàng là doanh nghiệp, hộ nông dân, cá nhân… được ưu tiên đầu tư tín dụng để phát triển, sẽ được vay vốn với mức lãi suất thấp. Ngược lại để kìm hãm tốc độ phát triển quá nóng của một số ngành thì cần áp dụng mức lãi suất cho vay cao. Trong công tác huy động vốn xây dựng các công trường, nếu công trình nào khả năng xảy ra rủi ro lớn, cần phải có mức lãi suất cao mới thu hút được vốn. Như vậy, bằng cách đưa ra các mức lãi suất khác nhau có thể tạo ra được sự phân phối, điều chuyển vốn theo đúng mục đích mong muốn.

Nguyên tắc hoạt động của tín dụng là người đó vay phải hoàn trả đầy đủ vốn gốc và lãi đúng thời hạn. Nếu người đi vay không trả được nợ đúng hạn phải chịu phạt theo mức lãi suất nợ quá hạn. Điều đó kích thích người đi vay sử dụng vốn đúng mục

đích, có hiệu quả, trả nợ đúng hạn mới giảm được chi phí và có lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh.

-Lãi suất tín dụng là công cụ kích thích cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng Trong cơ chế tự do hóa lãi suất, thì lãi suất là một công cụ quan trọng để kích thích cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng. Để tăng khối lượng nguồn vốn huy động, đồng thời mở rộng cho vay đối vay với khách hàng, các tổ chức tín dụng có thể nâng lãi suất tiền gửi và hạ lãi suất cho vay. Chỉ có tổ chức tín dụng nào có mức lãi suất linh hoạt, đủ sức hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều vốn và mở rộng việc cho vay. Như vậy, để nâng cao uy tín với khách hàng và tạo được uy thế cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác, NH cần có chiến lược khách hàng, dự báo và phân tích tốt sự biến động của thị trường tín dụng trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w