trường (ĐTM) các đề án và các chính sách phát triển
1.1. Đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi tưrờng là đánh giá những tác động tích cực, tiêu cực của dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội đến tài nguyên và môi trường, văn hoá xã hội và sức khoẻ cộng đồng. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu những tác động xấu. Đánh giá tác động môi trường giúp cho việc ra quyết định cho hay không cho dự án, chương trình thực thi.
Mục đích của ĐTM: Phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường khu vực, sự sai khác về chất lượng môi trường của các vùng khác nhau, nó là mục tiêu của quy hoạch môi trường và là cơ sở của thi công công trình.
ĐTM còn phát hiện các vấn đề chủ yếu, xác định các loại mức độ nghiêm trọng của các loại môi trường, tìm ra các nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu, dự báo và đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển vùng hoặc các công trình đối với môi trường, cung cấp những căn cứ cho công tác quy hoạch và quản lý môi trư- ờng.
1.2. Quy hoạch môi trường
Mục đích của QHMT: Điều hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hội và môi trường tài nguyên. Loại điều hoà này có 2 mặt: Đảm bảo cho việc phát triển kinh tế xã hội không vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường tài nguyên, làm cho sự phát triển của tài nguyên môi trường có thể thích ứng với sự phát triển của kinh tế xã hội.
Tư tưởng chỉ đạo: Vươn tới sự phát triển hài hoà giữa kinh tế xã hội và tài nguyên môi trường, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững của sức sản xuất xã hội và sử dụng lâu bền tài nguyên môi trường. Phát triển kinh tế đồng thời phải cải thiện môi trường và trong cải thiện môi trường phải thúc đẩy kinh tế phát triển.
Quy hoạch môi trường là một công cụ quan trọng và có quan hệ khăng khít với các công cụ khác trong hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Mục tiêu của quy hoạch môi trường phải phù hợp với mục tiêu chung của quốc gia, của địa phương về phát triển bền vững. Phương pháp và các hoạt động triển khai quy hoạch môi trường phải dựa vào luật pháp, quy định về bảo vệ môi tưrờng.
Bản thân ĐTM là một cấp của quy hoạch môi trường - Cấp dự án (Hình 1). Bên cạnh quy hoạch môi trường cấp dự án còn các dạng quy hoạch môi trường ở cấp cao hơn. ĐTM ở mức dự án đã đa lại những hiệu quả nhất định ngăn chặn được sự suy thoái môi trường, tuy nhiên hiệu quả bảo vệ tính bền vững của môi trường cha cao.
Bên cạnh loại ĐTM phổ cập thực hiện đối với các dự án, hình thành dạng ĐTM ở mức cao hơn: ĐTM xây dựng chính sách quy hoạch và chương trình phát triển dài hạn (ĐTM chiến lược). Những hình thức phổ biến nhất về đánh giá chiến l- ược là những hình thức đã có cân nhắc về môi trường trong việc : Hình thành các chính sách ở cấp cao về kinh tế và xã hội (đánh giá chính sách), thiết lập các chiến lược ngành (đánh giá ngành), quy hoạch phát triển vùng (đánh giá vùng). Theo Ngân hàng châu á, ĐTM vùng được hiểu đồng nghiã với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội môi trường vùng. Đây là một cách tiếp cận về quy hoạch phát triển kinh tế vùng đã được cải biên, trong đó mối quan tâm về môi trường đã được gắn kết vào tiến trình quy hoạch ngay từ đầu. Quá trình 2 giai đoạn được xây dựng: Xây dựng kế hoạch phát triển môi trường vùng và tiếp theo là soạn thảo một kế hoạch tổng hợp phát triển kinh tế môi tuường vùng. Kế hoạch tổng hợp bao gồm 3 kế hoạch cân bằng nhau:
• Kế hoạch phát triển kinh tế
• Kế hoạch quản lý tài nguyên thiên nhiên
• Kế hoạch quản lý môi trường
Kinh nghiệm thế giới cho thấy việc ứng dụng các nguyên tắc ĐTM vào quy hoạch vùng có nhiều ưu điểm: Nâng cao hiệu quả và hiệu suất của quá trình
quản lý môi trường và ngược lại, cải tiến việc bảo vệ và quản lý dài hạn về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường.
Đối với luật pháp ở Việt Nam, theo nghị định 175/CP, chương II đã có quy định về đánh giá tác động môi trường đối với các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, quy hoạch đô thị... Như vậy, về thực chất đã có yêu cầu về ĐTMPTV. Khi so sánh các kịch bản phát triển theo quy hoạch và kế hoạch, ĐTMPTV sẽ thúc đẩy việc xem xét và phân tích toàn diện hơn các lựa chọn đầu tư thay vì việc chỉ tiến hành chúng, qua đó giúp chính quyền địa phương trong việc quy hoạch dài hạn một vùng. ĐTMPTV sẽ thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ quan then chốt phụ trách về quy hoạch phát triển kinh tế với những cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ môi trường, do đó sẽ phối hợp tốt hơn giữa các chính sách có liên quan.