Phát triển bền vững: một vài phương hướng cho các quyết định kế hoạch hoá

Một phần của tài liệu Quy hoạch môi trường (Trang 65 - 69)

các nghệ thuật trang trí, nhạc và múa, nhà hát và văn học phát triển ở đó và trong các dạng khác nhau của đời sống đường phố trong phần lớn các thành phố. Trong nhiều thành phố các căn nhà, đường phố, phong cảnh và các khung cảnh xung quanh tạo ra một phần trung tâm của lịch sử và văn hoá của xã hội đó. Một số các thể hiện văn hoá quần chúng rất sinh động được nhìn thấy trong các khu nghèo hơn của thành phố- kể cả trong nghệ thuật và trong âm nhạc. Nhiều thành phố hoặc đặc biệt các thành phố nhỏ đã trình bày cách làm thế nào để các thành phố có thể cung cấp môi trường khoẻ mạnh, hấp dẫn, nhà cửa có giá trị cho các c dân của chúng mà không đặt các đòi hỏi không bền vững lên tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái.

Các thành phố cũng là những nơi có "nền kinh tế xã hội" phát triển nhất và ở đó nguồn lợi không chỉ mang đến cho từng phố phường hoặc các khung cảnh xung quanh mà cũng cho các chi phí kinh tế xã hội, để tiết kiệm cho xã hội rộng rãi hơn.

Nền kinh tế xã hội là một thuật ngữ dành cho các loại khác nhau của những sáng kiến và hành động, được tổ chức và kiểm soát tại địa phương và theo hướng không lợi nhuận. Nó bao gồm rất nhiều các hoạt động không được trả lương và không được tính tiền-gồm công việc của các nhóm công dân, hiệp hội dân cư, câu lạc bộ đường phố, các câu lạc bộ thanh niên, hội cha mẹ học sinh hỗ trợ các trường học địa phương và tất cả các loại của những người làm việc tự nguyện (để cung cấp dịch vụ cho những người lớn tuổi, người tàn tật). Nó thường bao gồm nhiều sáng kiến để làm thành phố an toàn hơn và vui vẻ hơn-giúp cung cấp khoảng không vui chơi có giám sát, thể thao và các cơ hội nghỉ ngơi cho trẻ em và thanh niên. Nó cũng có thể cung cấp các hướng dẫn chính thức hoặc không chính thức hoặc duy trì bảo quản các công viên, quảng trường và các khoảng không công cộng khác. Nền kinh tế xã hội trong từng địa phương tạo ra một mạng lưới quan hệ dày đặc, mà có thể cho phép các công dân địa phương làm việc cùng với nhau để xác định và giải quyết các vấn đề địa phương hoặc bàn về các sáng kiến địa phương. Giá trị này với cuộc sống thành phố thờng là rất to lớn, nhưng thường bị Chính phủ và các cơ quan quốc tế bỏ quên, bởi vì hầu như không có thể tính giá trị của nó bằng tiền. Một tỷ lệ đáng kể của tăng trưởng kinh tế trong các nước giàu hơn trong các thập kỷ vừa qua là từ các chức năng chuyển đổi từ nền kinh tế xã hội ở đó giá trị của chúng không đợc tính trong phương diện kinh tế (và không được ghi chép trong thống kế GNP) sang nền kinh tế thị trường.

3. Phát triển bền vững: một vài phương hướng cho các quyết định kế hoạch hoá hoá

Các điều kiện cần thiết để phát triển cộng đồng bền vững là sử dụng có hiệu quả khoảng không đô thị, giảm tới mức tối thiểu tiêu thụ vốn tự nhiên thiết yếu, nhân lên vốn xã hội và huy động các công dân và Chính phủ của họ (Roseland, 1998).

Trong một bài báo gần đây White (1999) viết một đoạn thú vị về "phát triển đô thị bền vững có thể tiến hành nh thế nào. Về mặt kỹ thuật?".

Mặc dù sự bền vững sẽ đòi hỏi các thoả thuận giữa nhiều tổ chức để có thể hoạt động được, điểm cơ bản để tồn tại là cách cư xử của các hộ gia đình và từng cá nhân. Nhiều thay đổi có thể xảy ra một cách tự nguyện hoặc ít nhất có ý chí, theo sự lãnh đạo có hiệu quả ở cấp địa phương. Bước đầu tiên tiến tới sự thay đổi đó là kiến thức về các ảnh hưởng môi trường của các kiểu cư xử hiện tại của chúng ta. Điều này có thể đạt đợc thông qua một số các kênh truyền thông liên tục.

Đầu tiên, cần có giáo dục môi trường tại từng cấp, chính thức và không chính thức. Nhiều người vẫn nhìn nhận môi trường như một cái gì đó có tính "kỹ thuật" hoặc "khoa học" mà họ không thể, hoặc không cần hiểu. Giả thiết này loại ngay lập tức cá nhân đó ra khỏi sự cam kết với thách thức của tính bền vững. Phần lớn dân số cần hiểu càng nhanh càng tốt rằng ’môi trường’ là cái để cho họ sống, thông qua sự thở, ăn, uống v.v. Nó không là một cái ‘ở đâu đó’; nó là một thứ xung quanh và ở trong từng cá thể mà họ không chỉ có trách nhiệm với nó, mà cần nó một cách sống còn. Nó là một thứ mà họ cần có một mối quan tâm sở hữu bởi vì nó quan trọng cho cuộc sống hạnh phúc của họ nh mái nhà trên đầu họ và nh tiền trong nhà băng của họ. Trong một xã hội, chúng ta cần lấy ‘ môi trường’ ra khỏi địa hạt khoa học và nạp lại nó như một kiến thức thông thường như là nó đã từng như vậy đối với tổ tiên trớc thời công nghiệp hoá của chúng ta.

Thứ hai, từng cá nhân và hộ gia đình cần nhận thức tác động của họ lên môi trường thông qua sự đo’dấu chân sinh thái’ của họ. Dấu chân sinh thái ước lượng lượng đất cần để hỗ trợ cách sống hiện tại của họ. Những người sống cố định trong các nước giàu đã ngạc nhiên khi khi biết họ cần số lượng đất như vậy. Đó là một kiểu nhận thức mà khuyến khích họ có trách nhiệm cá nhân cho sự bền vững.

Thứ ba, để cung cấp các sáng kiến giảm dấu chân đó, chúng ta cần các chỉ thị có thể nhìn thấy đợc xung quanh chúng ta để giảm sát sự sử dụng một số tài nguyên nhất định ở trong nhà như nước, điện và khí tự nhiên. Tất cả các việc sử dụng đó là (hoặc có thể là) đo được, nhưng các thước đo đó thường được đặt trong góc không được chú ý của ngôi nhà; chúng cũng có thể bị thay đổi do vậy đơn vị chi phí tăng trên một ngưỡng nhất định của sự sử dụng có thể chấp nhận được.

Các khoảng trống về kiến thức có thể đợc tóm tắt lại như:

• Sự hiểu biết về một hệ thống như một tổng thể

• Sự hiểu biết về tác động của từng cá nhân cụ thể lên hệ thống đó

• Các chỉ thị nhìn thấy được của tác động đó ở mức hộ gia đình

Những thách thức kỹ thuật cho một thành phố sinh thái thuộc ba phạm trù rộng, trong đó bao giờ cũng có một số phần trùng lặp đó là nước, năng lượng và vật chất. Mặc dù nước hiếm khi đợc xem như một yếu tố nguy cấp trong những đất nước giàu có của OECD, nhng nó đã là nhân tố nguy cấp trong nhiều phần ít giàu có hơn của thế giới, và thậm chí trong những đất

nước giàu có, nó sẽ trở nên nổi bật hơn. Như cây trồng có những yếu tố giới hạn sự tăng trởng của chúng, như nhiệt độ, nước, và những chất dinh dưỡng. Cũng như vậy với xã hội con người, trong những yếu tố này, nước chắc chắn là yếu tố nguy cấp nhất vì không gì có thể thay thế cho nó, và nước, ngược lại, là nhân tố giới hạn trong sản xuất lương thực của hầu hết các phần trên thế giới.

Những ý tưởng tiếp theo chỉ là gợi ý, bởi vì nó quá sớm để làm theo trong tìm kiếm của chúng ta cho sự bền vững. Các lựa chọn tốt hơn có thể được xuất hiện mà ngày nay chúng ta thậm chí không thể tưởng tượng đợc. Tuy nhiên, thuật ngữ ra lệnh ‘cần ‘ và ‘phải’ đã được dùng như sự kích thích tranh cãi cho đến khi các giải pháp lựa chọn tốt hơn được xác định.

Tất cả các hộ gia đình cần phải đo lượng nước cấp và giá cả cao hơn cần được tính cho các sử dụng không cần thiết như rửa xe ô tô và nước bảo quản tới vườn. Như một nguyên liệu công nghiệp nó cần được tính ở giá đầy đủ cho việc cấp và bảo quản cho tất cả các sử dụng mang tính thương mại trong công nghiệp và nông nghiệp.

Năng lượng cũng đã có sẵn ở giá rất rẻ thông qua sự sử dụng rộng rãi chất đốt có nguồn gốc than đá, không có sự tính toán đến các ảnh hưởng tiếp theo như tích luỹ axit, thay đổi khí hậu, ảnh hưởng của ôzôn lên sức khoẻ v.v. Năng lượng rẻ, cũng như nước rẻ đã thường được nhìn nhận như một thành phần chủ chốt của tăng trưởng kinh tế và có sự không sẵn lòng để nhìn nhận một cách toàn diện về các chi phí của chính sách này. Các bất hợp lý của sự cung cấp năng lượng rẻ đã rõ ràng từ những năm 1950, nhưng thậm chí hiện nay vẫn có sự đối kháng để nhìn lại các chính sách của chúng ta đã tạo ra cái gì. Kết quả là các khu định cư của chúng ta bao gồm hàng nghìn các ngôi nhà được sởi ấm và làm lạnh riêng biệt được các nhà máy điện độc lập cung cấp mà chúng đòi hỏi một số lượng nước lớn để làm mát, trong khi nước được nóng lên này sau đó lại được thải vào các lưu vực nước gần đó. Chúng ta cần sử dụng sự làm nóng và làm lạnh có hiệu quả, nhưng không phải một hệ thống mà loại bỏ sự lựa chọn nhiệt độ từ các toà nhà hoặc căn hộ riêng. Chúng ta cũng cần thay xe ô tô như một hệ thống giao thông phổ biến bằng một hệ thống xe buýt và tàu điện ngầm công cộng bất cứ ở nơi nào có mật độ dân số đông. Vì mật độ là điều kiện chủ chốt cho giao thông công cộng hoạt động có hiệu quả cho nên mật độ phải đợc duy trì nh một đặc trưng thiết yếu của sự định cư.

Cách mạng công nghiệp đã chuyển đổi sự sử dụng của con ngời mà các chất hữu cơ chiếm u thế sang sự sử dụng các chất vô cơ. Tại mức đơn giản nhất, điều này có nghĩa là chất thải của chúng ta đã không còn đợc vi khuẩn ‘mang đi’. Các vi khuẩn này phân huỷ chất hữu cơ và sử dụng trong các chu trình sinh học của chính chúng. Thay vào đó chất thải rắn bắt đầu đợc tích luỹ, đòi hỏi sự chuyên chở (và năng lợng) để mang chúng đi và đất để chôn chúng. Các chất thải khác đợc thải trực tiếp xuống đất, vào các lu vực nớc, và vào không khí. Quản lý chất thải vẫn đợc nhìn nhận theo một cách manh mún, với các nhà có thẩm quyền khác nhau mang chất thải rắn đi, các bộ phận khác có trách nhiệm hồi phục lại chất lợng nớc, và các bộ phận khác nữa cố gắng hồi phục chất lợng không khí. Những nhóm và những tổ chức này không có thời gian hoặc sáng kiến để gặp nhau và xem xét lại ảnh hưởng của các tác động ngày càng lớn của con người lên quá trình tuần hoàn tự nhiên của sinh quyển. Việc tìm kiếm sự bền vững cần bao gồm việc xem xét lại các hoạt động của con người và sử dụng lại các chất thải trong một cách hoàn toàn sinh học.

Hướng dẫn chỉ đạo cho sự thay đổi cấu trúc sáng kiến là chúng ta cần phải trả nhiều hơn, thông qua giá cả và thuế, cho các hoạt động làm hại hành tinh, và trả ít hơn cho các hoạt động

đóng góp tích cực. Thuế lên cacbon là một giải pháp chung chung mà có thể có hậu quả trực tiếp và khó đạt được. Trong một thời gian ngắn nó có thể đa nền kinh tế tiến tới sự sử dụng chất đốt gốc than đá có hiệu quả hơn và có thể không khuyến khích các sử dụng không cần thiết hoặc sử dụng thay thế khác. Nó cũng có thể tăng chi phí giao thông vận tải và do vậy làm cho các sản phẩm địa phương có thuận lợi hơn so với thương mại quốc tế.

Chương 4

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU

Một phần của tài liệu Quy hoạch môi trường (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)