có hành vi phạm tội, hành vi đó có lỗi hay không, người có hành vi đó có đủ điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay không. Hay nói cách khác việc truy cứu trách nhiệm hình sự phải dựa vào quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật hình sự.
Tiếp theo nữa yêu cầu của pháp chế chính là được thể hiện ở trong hoạt động phòng chống tội phạm bằng việc xác định chính sách, đường lối chủ trương của nhà nước, của toàn xã hội và của từng chủ thể trong việc đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung trong đó có Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng.
* Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên lý: Nhân dân là gốc của quyền lực nhà nước. V.I. Lênin cho rằng đây là phương tiện thần kỳ cho phép nhân lên hàng chục lần sức mạnh của bộ máy nhà nước. Cương lĩnh chính trị của Đảng cũng luôn luôn khẳng định: Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân,
quyền lực của mình. Hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm cũng là thể hiện sự tham gia quản lý nhà nước của nhân dân. Việc xây dựng một cơ chế hiệu quả bảo đảm thu hút đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và nhà nước ta. Điều 53 Hiến pháp 1992 ghi nhận: "Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của các địa phương, kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân". Nhân dân có quyền tham gia vào quản lý nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, tham gia vào giải quyết những vấn đề lớn hệ trọng có ý nghĩa toàn quốc cũng như những vấn đề quan trọng của địa phương hoặc của đơn vị cơ sở.
Nguyên tắc dân chủ được phản ánh trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm được thể hiện trên các lĩnh vực hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động tham gia vào việc đấu tranh phát hiện tội phạm và hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Tư tưởng quan trọng của nguyên tắc này là phải đề cao vai trò của các tầng lớp nhân dân lao động và các tổ chức của họ, bảo đảm để họ tích cực tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm.
* Nguyên tắc nhân đạo và công bằng
Nhân đạo là bản tính truyền thống của dân tộc Việt Nam. Các vị anh hùng của dân tộc ta từ bao đời nay luôn hết lòng chăm lo đời sống của muôn dân, lấy lòng thương đối đãi với mọi người, dạy cho nhân dân cách đối nhân xử thế, kính trọng người già, yêu thương đồng loại, Nguyễn Trãi đã từng nói: " Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo…", còn Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã dạy mọi người thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, coi nhân dân là nền tảng cho việc giữ nước và dựng nước, Bác đã nhắc nhở Đảng ta rằng phải lấy dân làm gốc, gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân.
phòng ngừa tội phạm nói chung và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng không nhằm hạ thấp danh dự, giá trị của con người mà nhằm khôi phục các giá trị đó, để cho con người trở về với cuộc sống lương thiện.
Khi quy định trách nhiệm pháp lý, pháp luật không có mục đích gây đau khổ về thể xác, hành hạ về mặt tinh thần, hạ thấp danh dự của người phạm tội mà cái quan trọng nhất là giáo dục cho con người tự thấy lỗi lầm của mình để họ làm lại cuộc sống cho mình, cho gia đình và xã hội. Vì vậy, phương pháp tác động của pháp luật lên đời sống xã hội là lấy giáo dục, thuyết phục làm chính còn cưỡng chế được áp dụng khi giáo dục thuyết phục không còn hiệu quả.
Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc dân chủ có quan hệ gần gũi với nguyên tắc công bằng. Nguyên tắc công bằng là nguyên tắc bao trùm của tất cả hoạt động trong xã hội. Trong pháp luật thực định sự công bằng cần được củng cố về mặt quy phạm. Công bằng xã hội là sự công bằng trong quan hệ của các thành viên xã hội mà tiêu chuẩn cơ bản của nó là lợi ích của con người. Trong phân phối sản phẩm, công bằng có nghĩa là tương quan hợp lý giữa một bên là hành vi công dân, sự đóng góp công sức lao động của họ cho xã hội và một bên là thái độ đối xử của xã hội đối với họ. Trong hoạt động quản lý nhà nước, công bằng đòi hỏi việc xác lập tối thiểu của quyền công dân và xác định đầy đủ những bảo đảm cho con người bị quản lý đề phòng các hiện tượng lạm dụng quyền lực vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân. Trong cưỡng chế của nhà nước công bằng có nghĩa là phải chịu trách nhiệm pháp lý khi có lỗi, mức độ vi phạm và mức độ trách nhiệm phải tương xứng với nhau.
Ngày nay con người và bảo vệ quyền con người được thể hiện chẳng những ở chỗ pháp luật ngày càng chú trọng tới lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng, mở rộng các quyền tự do dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân mà còn ở quá trình thay thế các biện pháp pháp lý mang tính trừng
Trong pháp luật hình sự, nhân đạo được phản ánh ở chỗ khi có hành vi ít nghiêm trọng không đáng kể thì không coi là tội phạm nữa, hình phạt được áp dụng nhẹ hơn khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ hoặc khi có những tình tiết mà ở đó định khung hình phạt nhẹ hơn. Hay nói cách khác, nhân đạo là sự thể hiện ở phi hình sự hóa và phi tội phạm hóa. Tuy nhiên, xu hướng nhân đạo không loại trừ việc pháp luật quy định tăng nặng hình phạt và các chế tài khác đối với một số vi phạm nhất định nhằm thiết lập, củng cố trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
* Nguyên tắc khoa học và tiến bộ
Khoa học kĩ thuật giữ vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, áp dụng và vận dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật đã đem lại những kết quả tốt.
Các nghị quyết, chị thị đã nêu rõ tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta trong việc phát triển khoa học và công nghệ, coi khoa học công nghệ có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đang còn là một quốc gia chậm phát triển, đang trên con đường phát triển, so với các nước trong khu vực châu Á và Đông Nam Á, Việt Nam còn phải phấn đấu nhiều mới có thể theo kịp và sánh vai với các cường quốc trong khu vực.
Hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng không thể không vận dụng tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Trong những năm qua, lực lượng công an nhân dân đã chú trọng quan tâm đến việc vận dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên trong thực tế vẫn chưa được chú trọng và đầu tư ở mức cần thiết, máy móc thiết bị lạc hậu, không đồng bộ đã gây ảnh hưởng đến hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong lĩnh vực giám định còn thiếu rất nhiều phương tiện khoa học cần thiết cho việc chứng minh tội phạm, phương tiện hoạt động trinh sát còn sơ sài, cũ kỹ, chỉ có phương tiện ghi âm, video, máy quay phim,
công cụ khoa học còn lạc hậu trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Do vậy đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách chiến lược vận dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, ứng dụng các phương tiện kĩ thuật nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả.
* Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm
Có thể hiểu chủ thể của hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm ở hai phương diện:
Phương diện thứ nhất:
Đấu tranh với các hành vi phạm tội và người phạm tội là chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân. Nội dung cụ thể đó được ghi nhận trong Hiến pháp 1992. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm. Nguyên tắc phối hợp hoạt động phòng ngừa tội phạm thể hiện ở chỗ trong đấu tranh phòng chống tội phạm có nhiều chủ thể khác nhau và mỗi loại chủ thể giữ vai trò, vị trí nhất định.
Trong hoạt động phòng ngừa có thể kể đến những chủ thể chủ yếu sau đây: