- Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm (người giúp sức)
3.1.2. Diễn biến, tính chất của tình hình tội phạm
Sẽ là không đầy đủ nếu chỉ căn cứ vào số liệu thống kê đơn thuần để kết luận tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có chiều hướng tăng hay giảm chỉ về số vụ, cần phải nghiên cứu một cách cụ thể về diễn biến, tính chất, mức độ nghiêm trọng, hậu quả thiệt hại về tài sản mà tội phạm gây ra. Qua nghiên cứu 100 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã thụ lý giải quyết từ năm 2003 đến năm 2006, có thể đưa ra một số liệu có tính chất tương đối giúp hình dung được phần nào tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những năm gần đây:
- Năm 2003:
Tổng số tiền bị chiếm đoạt trong 25 vụ án khoảng 35 tỷ đồng Việt Nam. Như vậy bình quân một vụ án có số tiền bị chiếm đoạt khoảng 1,4 tỷ đồng.
Vụ án có số tiền bị chiếm đoạt lớn nhất là vụ án Đàm Văn Mạnh cùng Nguyễn Văn Tự và Ngô Tất Nguyên đã lợi dụng danh nghĩa công ty được phép xuất khẩu lao động rồi tự ý thu tiền, nhận hồ sơ của những người có nhu cầu xuất khẩu lao động, sau đó không báo cho công ty, không nộp
bọn chúng đã chiếm đoạt của 97 người tổng số tiền là 447.85 USD và 80.650.000 VNĐ, tương đương 6,8 tỷ đồng Việt Nam (theo bản án số: 680/PTHS ngày 20/5/2003).
Tỷ lệ số vụ đồng phạm khoảng 60% (tính trên 25 vụ phạm tội).
- Năm 2004:
Tổng số tiền bị chiếm đoạt trong 25 vụ án khoảng 82 tỷ đồng Việt Nam. Như vậy bình quân một vụ án có số tiền bị chiếm đoạt khoảng 3,3 tỷ đồng.
Vụ án có thủ đoạn phạm tội tinh vi, lợi dụng chính sách quản lý kinh tế của nhà nước chiếm đoạt số tiền tương đối lớn là vụ án Tạ Phúc Cơ và đồng bọn (gồm 42 bị cáo), đã lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng làm hồ sơ giả để chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Đây là một vụ đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa nhiều nhóm đối tượng ở các tỉnh thành khác nhau (Hà Tây, Hà Nội, Bắc Giang) và đã lừa đảo chiếm đoạt được số tiền hoàn thuế trên 11 tỷ đồng (theo bản án số 1768/HSPT ngày 05/11/2004).
- Năm 2005:
Tổng số tiền bị chiếm đoạt trong 25 vụ án khoảng 157 tỷ đồng Việt Nam. Như vậy bình quân một vụ án có số tiền bị chiếm đoạt khoảng 6,3 tỷ đồng.
Vụ án có số lượng người bị hại lớn, số tiền bị chiếm đoạt lớn là vụ án Trần văn Giao và Nguyễn văn Trung (có 209 người bị hại và 47 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan) đã lợi dụng chính sách quản lý đất đai của nhà nước, thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng, xin giao đất của nhiều dự án, sau đó tiến hành bán đất trên giấy và nhận tiền đặt cọc từ 10% đến 20% giá trị hợp đồng với lý do góp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Mặc dù các lô đất đã được bán và thu tiền với hình thức góp vốn đầu tư, Trần văn Giao và đồng bọn đã ký tiếp hợp đồng bán đất cho khách hàng với tổng giá
thân, Nguyễn văn Chung bị xử 09 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự (theo bản án số301/HSPT ngày11 tháng 03 năm 2005).
- Năm 2006:
Tổng số tiền bị chiếm đoạt trong 25 vụ án khoảng 162 tỷ đồng Việt Nam. Như vậy bình quân một vụ án có số tiền bị chiếm đoạt khoảng 6,48 tỷ đồng.
Vụ án có số tiền bị chiếm đoạt lớn và có sự lợi dụng kẽ hở trong hoạt động của hệ thống quản lý tiền tệ: vụ án Trần Phương Mai và đồng bọn (gồm 13 bị cáo). Trần Phương Mai là giám đốc của công ty TNHH mỹ nghệ sơn mài Hoàng Long, đã ký hợp đồng ủy thác cho một số công ty khác nhập khẩu một số lượng lớn xe ô tô đã qua sử dụng, Dựa trên các hợp đồng ủy thác này Trần Phương Mai đã xin mở và được ngân hàng Tân Việt phát hành 33 thư tín dụng, bảo lãnh thanh toán chậm trả từ 360 ngày đến 540 ngày, với tổng số tiền là 5.519.157,50 USD, tổng cộng Công ty TNHH Hoàng Long đã nhập 938 ô tô với tổng giá trị là 4.970.462,97USD. Mai đã dùng nhiều thủ đoạn tinh vi như dùng lô hàng của thư tín bảo lãnh sau, bán lấy tiền thanh toán cho lô hàng của thư tín bảo lãnh trước, cầm cố bằng chính lô hàng nhập, lợi dụng việc làm sai quy định của một số cán bộ ngân hàng, lấy hàng cầm cố ra bán, sửa lại quyền sử dụng đất giả tạo, cùng một loạt các hóa đơn đã bán hết hàng hóa đem cầm cố cho ngân hàng nhằm rút các chứng từ nhập khẩu để nhận hàng, đem bán lấy tiền, đã chiếm đoạt của ngân hàng số tiền lớn là 2.050.022,83USD tương đương 33 tỷ đồng Việt Nam (Theo bản án số 516/HSPT ngày 08/11/2006).
0 1 2 3 4 5 6 7
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tỷ đồng
Biểu đồ: Số tiền bị chiếm đoạt trung bình trong một vụ án tính trên 100 vụ án lớn đã đươc tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xét xử trong các năm 2003 đến 2006 (25 vụ/ 1 năm).
Qua so sánh các số liệu trên của năm 2003, 2004, 2005, 2006 có thể thấy về tính chất, hậu quả của hành vi phạm tội gây ra ngày càng nghiêm trọng, về quy mô của mỗi vụ án ngày càng lớn, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi xảo quyệt, số tiền bị chiếm đoạt ngày càng nhiều.
Đi sâu nghiên cứu về thủ đoạn phạm tội, đặc điểm nhân thân kẻ phạm tội, địa bàn hoạt động của tội phạm cho thấy:
* Thủ đoạn phạm tội
Trong những năm gần đây, hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có những biểu hiện đa dạng, thủ đoạn tinh vi, che giấu tội phạm một cách khôn khéo. Người phạm tội lợi dụng triệt để những sơ hở trong chính sách pháp luật, chính sách quản lý kinh tế, nhằm vào tâm lý và nhu cầu của người bị hại, lợi dụng sự tha hóa về đạo đức của một số cán bộ cơ quan nhà nước, ngoài ra còn sử dụng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin để thực hiện hành vi phạm tội.Có những vụ án lừa đảo xuyên quốc gia, hành vi phạm tội không chỉ ở Việt Nam mà còn liên quan tới nhiều quốc gia khác. Ví dụ vụ
án "siêu lừa Nguyễn đức Chi", vụ án lừa đảo chiếm đoạt tiền tại trung tâm ngoại ngữ SITC, hiện cơ quan công an đang điều tra làm rõ.
Một số thủ đoạn mà kẻ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường sử dụng trong những năm gần đây là:
+ Thông qua hình thức hợp đồng vay, mượn, thuê... tài sản: Đây là trường hợp người phạm tội đã có ý thức chiếm đoạt nên ký kết các hợp đồng vay, mượn, thuê… tài sản của người khác hoàn toàn gian dối để chiếm đoạt tài sản của họ. Kẻ phạm tội thường lợi dụng mối quan hệ quen biết, tạo niềm tin, mượn tài sản để sử dụng, hẹn với chủ tài sản sau khi sử dụng xong sẽ trả lại, song thực tế sau khi nhận được tài sản lập tức đem đặt, đem bán lấy tiền ăn tiêu. Tài sản bị chiếm đoạt trong những trường hợp này thường là xe máy, là tài sản tương đối có giá trị và dễ tiêu thụ, mối quan hệ giữa người phạm tội với người bị hại thường là bạn bè, người nhà hoặc có quan hệ họ hàng với nhau. Ví dụ: Vụ án Nguyễn Kim Dung lừa đảo chiếm đoạt 1 xe máy Dream II trị giá 15 triệu đồng của bạn vào tháng 5 năm 2006, Dung hỏi mượn xe để đi có việc, sau đó đã đem đặt lấy 4 triệu đồng để ăn tiêu. Ngày 12 tháng 8 năm 2006 Tòa án nhân dân quận Đống đa đã xử Nguyễn Kim Dung 12 tháng tù.
+ Thông qua hình thức môi giới tuyển dụng vào cơ quan, doanh nghiệp: Đây là trường hợp bên môi giới lao động hứa, cam kết có việc làm cho người xin việc để nhận tiền của họ nhưng thực chất chỉ là thông tin giả tạo, hoặc thông qua hình thức tuyển dụng xuất khẩu lao động đi nước ngoài là trường hợp người phạm tội không có khả năng thực tế để có thể tuyển dụng người ra nước ngoài lao động, nhưng đã thực hiện việc tuyển người ra nước ngoài lao động và thu ở mỗi người được tuyển dụng một khoản tiền để chiếm đoạt số tiền đó. Việt Nam vẫn là một nước đông dân, lượng người thất nghiệp khá nhiều, thu nhập bình quân theo đầu người là thấp so với thế giới. Do đó nhu cầu xuất khẩu lao động đi nước ngoài tìm kiếm cơ hội làm giàu là nhu cầu thiết yếu của cá nhân cũng như gia đình họ. Lợi dụng nhu cầu này, người
phạm tội đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của không ít người, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho họ. Ví dụ: Vụ Bùi Văn Chung và đồng bọn đã lừa đảo chiếm đoạt trên 1,3 tỷ đồng của 49 người bị hại bằng thủ đoạn thu tiền của những người lao động để lo cho họ đi lao động tại nước ngoài, mặc dù thực tế không có chức năng và khả năng lo việc xuất khẩu lao động cho họ, mục đích chiếm đoạt tiền để ăn tiêu. Bùi Văn Chung đã bị xử 17 năm tù theo khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự (theo bản án số 149 ngày 12 tháng 04 năm 2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).
+ Thông qua hình thức gian dối xin hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT): Đây là trường hợp người phạm tội lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng của nhà nước ta đã lập hồ sơ giả mạo để được hoàn thuế giá trị gia tăng, chiếm đoạt tiền của nhà nước. Thủ đoạn này thường được những người làm việc trong lĩnh vực thương mại sử dụng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nhà nước với số tiền chiếm đoạt được rất lớn.
Ví dụ: Vụ án Nông Thị Kín và đồng bọn có hành vi làm hồ sơ Hải quan xuất hàng khống và cung cấp hóa đơn giá trị gia tăng khống để chiếm đoạt tiền của nhà nước hàng chục tỷ đồng. Tại bản án số 1719/PTHS/TANDTC ngày 25-10-2004 đã xử phạt Nông Thị Kín 13 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
+ Thông qua hình thức hành nghề mê tín dị đoan như bói toán, cúng ma. Đây là trường hợp hành nghề mê tín dị đoan lợi dụng sự mê tín của người khác để đặt ra các yêu sách về vật chất, qua đó chiếm đoạt tài sản của họ.
+ Thông qua hình thức đánh bạc đỏ đen hoặc đánh bạc lừa bịp khác: Đây là trường hợp người phạm tội có sự chuẩn bị trước những quân bài có đánh dấu hay bằng những thủ thuật khác để kiểm soát được cuộc chơi. Những hành vi gian dối của họ quyết định đến việc thắng, thua theo ý muốn của họ và sau đó dụ dỗ, lôi kéo người khác vào chơi để chiếm đoạt số tiền của người bị hại.
+ Thông qua việc mua bán hàng hóa giả, khuyến mãi, rút phiếu trúng thưởng giả: Đây là trường hợp kẻ phạm tội mời chào khách hàng mua hàng có khuyến mãi hoặc được rút phiếu trúng thưởng, nhưng thực chất đó là hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng rất ít trong khi việc khuyến mãi hay rút thưởng chỉ là giả tạo, kẻ phạm tội lôi kéo khách hàng cốt để lừa lấy tiền của họ.
+ Trong giai đoạn hiện nay một số thành tựu khoa học tiên tiến của công nghệ thông tin và những ngành khoa học hiện đại khác đã được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Đây cũng là mảnh đất mầu mỡ cho tội phạm phát triển, đặc biệt là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các thủ đoạn cụ thể trong việc sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng phát triển, các đối tượng phạm tội thường làm và sử dụng thẻ tín dụng giả để mua hàng hoặc rút tiền ở các máy trả tiền tự động của các ngân hàng, tìm kiếm mật mã số tài khoản của các cá nhân, tổ chức và sử dụng để mua hàng hóa qua mạng Internet, sử dụng công nghệ cao để tẩy xóa chữa mệnh giá của séc, ngân phiếu, sử dụng phương pháp hóa học để biến giấy thành đôla, đôla thành giấy nhằm lừa dối chủ tài sản…[19, tr. 21] Qua nghiên cứu số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy số lượng vụ và người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sử dụng công nghệ cao ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 - 2005 như sau:
Năm Thành phố Hà Nội Thành phố Hồ chí Minh Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo 2001 1 3 0 0 2002 0 0 1 2 2003 0 0 0 0 2004 0 0 3 6 2005 1 2 1 4
Tuy số lượng vụ án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sử dụng công nghệ cao chưa nhiều nhưng đã có chiều hướng gia tăng, loại hành vi này đã gây ra những hậu quả không nhỏ bởi người phạm tội dễ dàng phạm tội ở bất kỳ địa điểm nào nên rất khó xác định địa điểm phạm tội, có thể xóa bỏ dấu vết một cách nhanh chóng, gây khó khăn cho công tác điều tra, kẻ phạm tội thường là người có trình độ học vấn cao, đặc biệt là trình độ tin học, việc chiếm đoạt tài sản diễn ra rất nhanh thông qua các lệnh của máy tính không cần phải có sự chuyển dịch khối tài sản theo quan niệm truyền thống, trị giá tài sản bị chiếm đoạt cũng sẽ rất lớn, hành vi phạm tội có thể xuyên quốc gia. Do đó cần phải đi sâu nghiên cứu thủ đoạn phạm tội này để có biện pháp phòng chống thích hợp, tránh tình trạng tài sản bị thất thoát rồi mới điều tra tháo gỡ.
+ Ngoài những hình thức gian dối trên người phạm tội có thể sử dụng bất kỳ hình thức gian dối nào khác để chiếm đoạt tài sản đều được coi là hành vi khách quan của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ví dụ: Vụ án Nguyễn Thị Loan đã có hành vi vào các cửa hàng điện thoại di động hỏi mua hàng, sau khi đưa tiền cho người bán hàng thị giả vờ xin đếm lại tiền rồi rút lõi, người bán hàng tưởng đã nhận đủ tiền đồng ý cho thị mang tài sản ra khỏi cửa hàng, từ năm 2004 đến năm 2005 thị đã chiếm đoạt trị giá tài sản trên 100 triệu đồng của 19 người bị hại và đã bị Tòa án nhân dân quận Đống đa thành phố Hà Nội xét xử 05 năm tù (Bản án số 413 ngày 29 tháng 7 năm 2005).
+ Một số thủ đoạn tinh vi khác: Như việc thành lập doanh nghiệp, tự quảng cáo để tạo uy tín, thông qua một số quan hệ xã hội nắm bắt thông tin về các dự án xây dựng lớn. Sau đó tìm cách tiếp cận các chủ đầu tư vận động họ tham gia đấu thầu và hứa đảm bảo trúng thầu để lừa đảo chiếm đoạt tiền của họ.
Ví dụ: Vụ Trần quốc Hoàn và đồng bọn đã lừa đảo chiếm đoạt 7.980.000.000đ của 11 bị hại. Tại bản án số 153 ngày 11,12,13,14 tháng 4
năm 2006 của TAND TP Hà Nội đã xử Tử hình đối với Trần quốc Hoàn về