Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân do Lệnh số 150LCT ngày 23/10/1970 của Chủ tịch nước công bố (Pháp lệnh thứ hai).

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 31)

số 150-LCT ngày 23/10/1970 của Chủ tịch nước công bố (Pháp lệnh thứ hai).

Hai pháp lệnh trên đã thay thế các luật lệ cũ về các tội phạm xâm phạm sở hữu. Trong hai pháp lệnh này hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng đã được quy định với hai tội danh cụ thể tương ứng với hai hình thức sở hữu được công nhận lúc bấy giờ (sở hữu xã hội chủ nghĩa và sở hữu của công dân).

- Điều 10 Pháp lệnh thứ nhất quy định "Tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa" như sau: sản xã hội chủ nghĩa" như sau:

1. Kẻ nào dùng giấy tờ giả mạo, gian lận trong việc cân, đong, đo, đếm, hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

b. Có tổ chức. c. Có móc ngoặc.

d. Giả danh hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, xí nghiệp Nhà nước đơn vị bộ đội, đoàn thể nhân dân, hợp tác xã hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm khác.

đ. Chiếm đoạt tài sản với số lượng lớn hoặc tài sản có giá trị đặc biệt.

e. Dùng tài sản chiếm đoạt vào việc kinh doanh, bóc lột, đầu cơ, đút lót hoặc vào những việc phạm tội khác thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp số tài sản bị xâm phạm rất lớn hoặc có nhiều tình tiết nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình.

- Điều 9: Pháp lệnh thứ hai quy định "Tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân" như sau: sản riêng của công dân" như sau:

1. Kẻ nào dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản riêng của công dân thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây:

a. Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b. Có tổ chức;

c. Giả danh hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, đơn vị bộ đội, đoàn thể nhân dân, hợp tác xã hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm khác;

d. Gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người bị thiệt hại hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác;

thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm [10].

Như vậy về cơ bản hai tội trên đều có hành vi phạm tội giống nhau đó là hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý. Thủ đoạn gian dối có thể bằng cách dùng mọi mánh khóe, bịp bợm, bằng lời nói, giả mạo giấy tờ, giả danh cán bộ, giả mạo tổ chức, thông qua hợp đồng… làm cho người quản lý tài sản tin nhầm, tưởng giả là thật mà giao cho tài sản đó. Với hành vi có cùng tính chất nhưng lại tác động lên đối tượng là hai loại tài sản khác nhau đó là tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản của công dân nên được quy định thành hai tội phạm khác nhau trong hai pháp lệnh.

Tuy nhiên, ở tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa coi lừa đảo là một số hành vi gian dối cụ thể của những người trong khi giao dịch, mua bán với cơ quan nhà nước hay hợp tác xã đã cố ý dùng mánh khóe gian lận thông thường như cân, đong, đo, đếm, tính sai hoặc cách nào khác để chiếm đoạt tài sản của cơ quan nhà nước hay hợp tác xã mà mình giao dịch. Còn ở tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân chỉ quy định tội phạm một cách chung chung: "Kẻ nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân…", trong khi những hành vi gian lận bằng cách "cân, đong, đo, đếm, tính gian, không chấp hành chính sách giá cả đã quy định, đánh tráo loại hàng …" được tách ra khỏi tội lừa đảo để quy định thành một tội riêng tại điều 10 Pháp lệnh thứ hai "Tội gian lận để chiếm đoạt tài sản riêng của khách hàng".

Như vậy, theo các điều luật trên có thể hiểu mọi hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa đều phạm tội "Lừa đảo để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa" mà không có sự phân biệt hành vi phạm tội trên lĩnh vực nào (lĩnh vực mua bán hàng hóa hay các lĩnh vực khác). Còn đối với hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân có sự phân biệt, nếu hành vi đó xảy ra trên lĩnh vực mua bán hàng hóa mà kẻ thực hiện hành vi phạm tội là người bán hàng thì phải xét xử về tội "Gian lận để chiếm đoạt tài sản riêng

của khách hàng" chứ không gộp chung thành tội "Lừa đảo để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân".

Mặt khác, do tính chất nền kinh tế lúc này là tập trung, bao cấp đối với toàn xã hội, tài sản của nhà nước được bảo vệ đặc biệt nên chính sách xử lý đối với tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa nghiêm khắc hơn ở Tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân, ở tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân có mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù trong khi ở tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa có mức hình phạt cao nhất và nghiêm khắc nhất là tử hình.

Sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975), Nhà nước ta ban hành thêm một số văn bản pháp luật hình sự mới. Ở miền Nam, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 quy định về tội phạm và hình phạt.

Điều 4: Sắc luật số 03-SL/76, quy định "Tội xâm phạm đến tài sản công cộng" trong đó có quy định về tội lừa đảo như sau:

"Tài sản công cộng bao gồm tài sản của Nhà nước và của Hợp tác xã, của các tổ chức xã hội và của tập thể nhân dân. Tài sản công cộng là thiêng liêng, tuyệt đối không ai được xâm phạm".

a….

b. Phạm các tội chiếm đoạt khác như trộm cắp, tham ô, lừa đảo, bội tín, cướp giật, cưỡng đoạt, chiếm giữ trái phép thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. Trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 15 năm. Phạm tội trộm cắp, tham ô, lừa đảo mà số tài sản chiếm đoạt rất lớn hoặc có nhiều tình tiết nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc bị xử tử hình [11].

Trong Thông tư số 03-BTP/TT tháng 4/1976 của Bộ Tư pháp giải thích Sắc luật số 03-SL/76 có hướng dẫn về hành vi phạm tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản công cộng như sau: "Lừa đảo là hành vi chiếm đoạt tài sản

công cộng đang do người khác quản lý, bằng cách dùng mọi mánh khóe, thủ đoạn gian dối, bịp bợm, làm cho người quản lý tài sản tin nhầm mà giao cho tài sản đó" [10].

Điều 8: Sắc luật 03-SL/76 quy định về "Tội xâm phạm đến tài sản riêng của công dân" trong đó quy định:

a. Phạm tội cướp tài sản riêng của công dân thì bị phạt tù từ 2 năm đến 12 năm. Trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử phạt tử hình

b. Phạm các tội chiếm đoạt khác như trộm cắp, lừa đảo, bội tín, cướp giật, chiếm giữ trái phép thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 10 năm [10].

Trong đó hành vi lừa đảo đã được giải thích như hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản công cộng.

Như vậy, ở thời điểm này trên hai miền Nam - Bắc tồn tại hai loại văn bản pháp luật khác nhau cùng xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Hai pháp lệnh ngày 21/10/1970 và Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976. Nội dung các văn bản này (tội danh, đường lối xử lý) đều thống nhất. Tuy nhiên, so với các pháp lệnh, thì các quy định của sắc luật vì muốn bảo đảm yêu cầu ngắn gọn cho nên chỉ nêu tội danh không miêu tả dấu hiệu của tội phạm. Theo Sơ thảo Chỉ thị số 54/TATC ngày 6/7/1977 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc thi hành pháp luật thống nhất thì việc áp dụng pháp luật đối với hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thống nhất như sau:

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)