- Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm (người giúp sức)
3.2.3. Những nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật
của cơ quan bảo vệ pháp luật
Xây dựng nhà nước pháp quyền là một điều kiện quan trọng để nhà nước đấu tranh chống tội phạm có hiệu quả. Cũng chỉ trong điều kiện nhà nước pháp quyền thì mục đích của hoạt động của nhà nước, xã hội và công dân mới thực sự thống nhất, loại trừ các yếu tố tiêu cực cho tội phạm tồn tại và phát triển.
Xây dựng nhà nước pháp quyền thực chất là xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước mà ở đó trách nhiệm trước nhân dân, thực hiện được cái gì lợi cho dân đó là một trong những tiêu chuẩn quan trọng
cải cách bộ máy nhà nước, đề ra chính sách, ban hành pháp luật, không thể chỉ lấy một tiêu chuẩn nào đó để làm trọng tâm mà phải nhằm toàn diện xem cái gì có lợi cho dân hơn trong những phương án tổ chức hay chính sách, pháp luật ấy.
Trong những năm qua, kết quả hoạt động lập pháp trong quá trình đổi mới là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì hệ thống pháp luật của ta còn thiếu, chưa đồng bộ, còn không ít những chồng chéo, sơ hở, có những văn bản dưới luật không phù hợp với văn bản luật, và còn đi chậm vào cuộc sống. Đội ngũ cán bộ pháp lý còn thiếu, có nơi trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Trong những năm qua các văn bản pháp luật được Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành đã được thực hiện một cách có hiệu quả. Nhiều văn bản áp dụng luật của các địa phương đã mang lại hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Nhưng bên cạnh đó có không ít văn bản pháp luật còn nhiều sơ hở và thậm chí có mâu thuẫn giữa các văn bản luật của trung ương và văn bản hướng dẫn của từng địa phương.
Từ khi nền kinh tế thị trường phát triển cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa thì tranh chấp về nhà đất trở nên ngày càng phức tạp, nảy sinh không ít trường hợp lừa đảo chiếm đoạt để chiếm đoạt tài sản. Có những trường hợp đáng lẽ phải xử lý về hình sự nhưng lại được xử lý bằng dân sự hay phạt hành chính hoặc xử lý nội bộ. Các cơ quan có thẩm quyền có khi còn lúng túng trong việc giải quyết các vụ vi phạm cụ thể.
Trong đấu tranh phòng chống tội phạm, việc phối hợp của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu đồng bộ, thiếu kiên quyết. Công tác điều tra án chưa rõ thủ phạm còn có những điểm yếu, có những vụ án lừa đảo, trộm cắp, thậm chí giết người, cướp của… chưa được điều tra làm rõ kịp thời để xử lý theo pháp luật. Kết quả nghiên cứu tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho
phạm đã xảy ra cách đó một năm trở lên, có nhiều vụ kéo dài từ 2 đến 5 năm mới phát hiện được, thậm chí có vụ án tới 10 năm mới được xử lý trước pháp luật.
Sau đây là bảng thống kê cụ thể về các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã được thụ lý giải quyết từ năm 2001 đến năm 2006, trong đó vẫn có những vụ xét xử theo điều luật của Bộ luật hình sự 1985.
Năm Số vụ - Xử theo điều Điều 134 - Bộ luật hình sự năm 1985 Điều 139 - Bộ luật hình sự năm 1999 Điều 157 - Bộ luật hình sự năm 1985 2001 7 1.792 69 2002 0 2.049 27 2003 1 2.073 14 2004 2 2.353 17 2005 0 2.552 12 2006 0 2.973 9
Như vậy, sau nhiều năm Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực pháp luật (01-07-2000) vẫn còn những vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ các năm trước đó mới bị phát hiện và xử lý.
Trong quá trình giải quyết vụ án nhiều lúc không đơn thuần chỉ có cơ quan điều tra giải quyết là được, mà còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ của từng vụ án, có khi có lúc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải họp, hội ý mới xác định được bản chất của vụ án.
Xuất phát từ sự phân tích trên đây, cần nhấn mạnh rằng sự hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật mà trước hết là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án là rất cần thiết. Thực hiện được điều này là một điều kiện nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
lược đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng.
Thực tiễn nghiên cứu nhân thân các bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có những đặc thù riêng so với số bị cáo phạm các tội trộm cắp, cướp, cướp giật, giết người… người phạm tội lừa đảo có học vấn tương đối (thường từ cấp II trở lên), có những mối quan hệ xã hội nhất định, có kinh nghiệm trong làm ăn cũng như trong cuộc sống, từ đó mới dễ dàng tạo niềm tin cho người khác để chiếm đoạt tài sản, nhiều đối tượng có khả năng hiểu biết về pháp luật, nắm chắc pháp luật để tìm ra những kẽ hở của luật nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước, tập thể khi có điều kiện thuận lợi (như ở lĩnh vực ngân hàng, tín dụng, dịch vụ, thuế…).
Ngoài những khía cạnh nêu trên thì yếu tố nạn nhân trong các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng góp phần hình thành nên nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Chẳng hạn như sự hám lợi, nể nang và cả tin một cách mù quáng của những người bị hại, các đơn vị kinh tế còn buông lỏng quản lí, thiếu kiểm tra giám sát, vai trò cá nhân trong việc bảo vệ tài sản chưa cao…Mặt khác do người bị hại không tố giác, do ý thức pháp luật của người dân còn hạn chế, nên không tố giác tội phạm, do người phạm tội thực hiện với thủ đoạn tinh vi xảo quyệt hay do người phạm tội được người khác che giấu đều làm cho tội phạm khó bị phát hiện, đều là những nguyên nhân và điều kiện cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phát triển.
Đi đôi với những hạn chế trong công tác phát hiện tội phạm là những bất cập trong việc xử lý tội phạm. Tình trạng xử lý tội phạm ở một số tòa án còn thiếu nghiêm minh, chưa công bằng, chưa thống nhất theo yêu cầu của pháp luật cũng như phục vụ nhiệm vụ chính trị. Bên cạnh đó, việc tổ chức phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong phát hiện và xử lý tội phạm còn chưa đồng bộ, chưa phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Có trường hợp án đã tuyên phạt nhưng không được
nguy hiểm để chúng có thời cơ phạm tội lại... Tất cả những lý do đó đã dẫn đến tình trạng quần chúng hoài nghi về sự công minh của pháp luật và không tin tưởng vào chính quyền, không tố giác tội phạm, không giúp đỡ các cơ quan thực thi pháp luật. Tâm lý sợ bị trả thù diễn ra phổ biến, vì thế những kẻ phạm tội coi thường pháp luật, tiếp tục phạm tội và lôi kéo những người khác cùng phạm tội, làm cho các biện pháp pháp luật không phát huy được tác dụng trừng trị, giáo dục, phòng ngừa. Đó cũng chính là một trong những điều kiện cho tình hình tội phạm có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp, trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.