Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến nay

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 32 - 37)

- Ở miền Nam thì áp dụng Sắc luật số 03 là chính, có tham khảo điều khoản tương ứng của Pháp lệnh ngày 21/10/1970 để nắm được rõ dấu hiệu

1.2.2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến nay

hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến nay

Để khắc phục tình trạng các văn bản pháp luật chồng chéo, thiếu thống nhất, không đảm bảo nguyên tắc pháp chế, quyền của công dân bị xâm phạm, Bộ luật hình sự 1985 đã được ban hành ngày 9/7/1985 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/1986, đây là sự pháp điển hóa các quy định về tội phạm và hình phạt từ năm 1945 đến năm 1985. Bộ luật hình sự 1985 ra đời trong bối cảnh nền kinh tế nước ta chỉ có hai thành phần chủ yếu là kinh tế quốc doanh và hợp tác xã, được quản lý, điều hành, vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Quy định về các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự 1985 có kế thừa và phát triển các văn bản pháp luật trước đó và đã ghi nhận ở hai chương: "Chương IV: Các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa " và "Chương V: Các tội xâm phạm sở hữu công dân" [26].

Về cơ bản hai tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa" (Điều 134 Bộ luật hình sự 1985) và tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản riêng của công dân" (Điều 157 Bộ luật hình sự 1985) vẫn tiếp tục được quy định với nội dung như

hai pháp lệnh ngày 21/10/1970 và được thay đổi phù hợp với tình hình diễn biến mới của tội phạm, cụ thể là:

Điều 134: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a. Có tổ chức;

b. Dùng thủ đoạn xảo quyệt nguy hiểm; c. Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn; d. Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Điều 157: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của

người khác, thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm:

a. Có tổ chức;

b. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; c. Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn; d. Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Như vậy, so với điều luật tương ứng của các văn bản pháp luật trước năm 1985, Điều 134 Bộ luật hình sự 1985 đã quy định một cách khách quan hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa và đã bỏ hình phạt tử hình, còn Điều 157 đã tăng mức hình phạt cao nhất đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân từ 10 năm đến 15 năm. Một số tình tiết định khung tăng nặng khác cũng đã được thay đổi.

Qua quá trình áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự 1985 cùng với sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội, nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên về cơ chế quản lý cũng như việc ban hành các văn bản pháp luật còn nhiều sơ hở, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tội phạm kinh tế và các tội phạm xâm phạm sở hữu nảy sinh và phát triển với những diễn biến phức tạp trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó để đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm sở hữu nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, Bộ luật hình sự 1985 đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần vào các năm 1990, 1991, 1993 và 1997.

Năm 1990 có sự bổ sung vào điểm akản 2 của Điều 134 và 157 thêm tình tiết "hoặc có tính chất chuyên nghiệp". Do đó điểm a khoản 2 các Điều 134 và 157 được quy định: "Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp".

Năm 1991 có sự sửa đổi, bổ sung hình phạt tử hình vào khoản 3 Điều 134 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa như sau: "3. Phạm tội

trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình";

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân được sửa đổi, bổ sung tăng mức hình phạt tối đa của các khung và bổ sung hình phạt tù chung thân và tử hình vào khoản 3 Điều 157 như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối, chiếm đoạt tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ ba tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a. Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp; b. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c. Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn; d. Tái phạm nguy hiểm;

3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 1991 đã quy định về hình phạt tương đương ở cả hai tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa và lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân và cùng quy định hình phạt cao nhất là tử hình cho hai tội.

Năm 1993 có sự bổ sung vào khoản 2 Điều 134 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa thêm tình tiết định khung tăng nặng: "Lợi dụng lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức", và "gây hậu quả nghiêm trọng" cụ thể:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a. Có tổ chức;

b. Có tính chất chuyên nghiệp;

c. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; d. Tài sản có giá trị lớn;

đ. Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

Năm 1997 sửa đổi bổ sung Điều 134a, Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Xuất phát từ chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên cơ sở nhiều hình thức sở hữu khác nhau, vận hành theo cơ chế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế này đều bình đẳng trước pháp luật và đều được Nhà nước bảo hộ như nhau. Trước tình hình đó, Bộ luật hình sự 1985 qua bốn lần sửa đổi, bổ sung vẫn duy trì 2 chương về các tội xâm phạm sở hữu (xã hội chủ nghĩa và công dân) trong khi thực tế tồn tại bảy hình thức sở hữu khác nhau là điều không còn phù hợp. Để phù hợp với chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới, Bộ luật hình sự 1999 ra đời và đã nhập hai chương của Bộ luật hình sự 1985 là chương IV và chương VI thành một chương với tên gọi "Các tội xâm phạm sở hữu". Theo đó, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 là tội được nhập từ tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân quy định tại Điều 157, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 134 và tội lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 134a Bộ luật hình sự 1985.

Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)