quả là chiếm đoạt được tài sản của người khác.
* Dấu hiệu động cơ, mục đích phạm tội
Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.
Mục đích của người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích này bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi phạm tội. Có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, người phạm tội có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hay chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ví dụ: Công ty tư nhân X do A làm giám đốc, thành lập với danh nghĩa kinh doanh nhưng thực chất là để được nhận hóa đơn giá trị gia tăng ở cơ quan thuế và từ đó thực hiện việc bán các hóa đơn này cho các đơn vị khác để kiếm lời bất chính. Trong trường hợp A bán hóa đơn cho Công ty Y do B làm giám đốc và Công ty Y này đã sử dụng số hóa đơn đó để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng. Nếu A biết rõ việc bán hóa đơn giá trị gia tăng để B lập hồ sơ giả trong việc xin hoàn thuế thì A được coi là đồng phạm với B trong vụ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản này. Mặc dù mục đích chính của A là kiếm lời nhưng A đã chấp nhận mục đích chiếm đoạt của B thì A cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò là