Những nguyên nhân xuất phát từ việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 79 - 80)

- Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm (người giúp sức)

3.2.4. Những nguyên nhân xuất phát từ việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật

dục pháp luật

Những khiếm khuyết trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp đến những con người, những nhóm người "không vững vàng trong xã hội" dễ đi vào con đường vi phạm pháp luật, con đường phạm tội. Vì con người là chủ thể của tội phạm nên nguyên nhân trực tiếp của tội phạm bao giờ cũng xuất phát từ phía con người. Con người luôn có nhu cầu, nhưng đồng thời cũng có ý thức về nhu cầu, về cách thức, con đường để thỏa mãn nhu cầu. Nếu những biện pháp tuyên truyền giáo dục kém hiệu quả dẫn đến con người có ý thức sai lệch về cách thức, con đường để thỏa mãn nhu cầu (tức là vượt quá chuẩn mực của pháp luật, của cộng đồng xã hội) chính là nguyên nhân trực tiếp của các hành vi phạm tội. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể xuất phát từ những nguyên nhân tiềm ẩn trong con người phạm tội do sự tham lam ích kỷ nên chiếm đoạt tài sản của người khác. Trong con người luôn luôn vận động và tồn tại tính tư hữu, tâm lý vụ lợi, tâm lý này là động lực để hình thành động cơ, mục đích, quyết tâm thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, tâm lý tiêu cực, vụ lợi, sự tham lam, tính vị kỷ, khát vọng làm giàu bằng bất kỳ con đường nào cũng như ý thức coi thường pháp luật không phải bẩm sinh có sẵn trong con người, bởi con người là tổng hòa

bị tác động bởi hoàn cảnh, môi trường bên ngoài. Vì vậy cần phải quan tâm tới vấn đề giáo dục con người trong xã hội, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền sở hữu của người khác, nâng cao ý thức làm chủ bản thân trước những tác động của ngoại cảnh. Các biện pháp tuyên truyền giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tội phạm, định hướng cho con người tránh đi vào con đường phạm tội.

Ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kẻ phạm tội dùng thủ đoạn gian dối đưa ra các thông tin không đúng để người khác tin đó là sự thật, nếu người bị lừa dối tin vào các thông tin đó sẽ giao tài sản và kẻ phạm tội chiếm đoạt được tài sản. Ngược lại, nếu người bị lừa dối không tin vào các thông tin giả đó thì không những kẻ phạm tội không chiếm đoạt được tài sản mà còn có thể bị tố giác và bị pháp luật xử lý. Như vậy, kẻ lừa đảo có đạt được mục đích chiếm đoạt hay không còn phải tùy thuộc vào nhận thức của người bị lừa dối trước những thông tin giả. Do đó, một số nguyên nhân và điều kiện của tội phạm lại xuất phát từ chính tâm lý, nhận thức của người bị hại. Sự khiếm khuyết trong công tác tuyên truyền giáo dục dẫn đến người bị hại vô hình chung tạo điều kiện để hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể thực hiện được. Thường là các trường hợp:

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)