cho tội phạm này phát triển. Có nhiều lý do dẫn đến việc người bị hại không tố giác tội phạm như: ngại phiền hà, ngại mất thời gian đi lại để trình báo công an, không tin có thể thu hồi được tài sản đã mất, e ngại vì bị lừa hoặc sợ bọn tội phạm trả thù… Do đó cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm, tạo niềm tin cho nhân dân để không có bất kỳ hành vi phạm tội nào không bị tố giác.
3.2.5. Dự báo tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian tới gian tới
Từ việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần phải đưa ra sự dự báo chính xác về tình hình tội phạm này, từ đó mới đề ra được các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả.
Dự báo tội phạm không chỉ là một vấn đề khoa học của tội phạm học mà nó còn là vấn đề của nhiều lĩnh vực khác. Thực tế đã chứng minh rằng những năm gần đây, dự báo đã giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội và con người [22].
Có thể nói rằng, dự báo tình hình tội phạm nói chung và tội phạm cụ thể là toàn bộ những hoạt động phân tích, đánh giá thực trạng của tình hình tội phạm, tội phạm cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, trong phạm vi một quốc gia hay một bộ phận lãnh thổ quốc gia. Thông qua đó, dự đoán những diễn biến của tình hình tội phạm cũng như khả năng phòng ngừa tội phạm trong tương lai. Những sai sót trong dự báo tình hình tội phạm và dự báo tội phạm cụ thể có thể gây ra những khó khăn, bị động đáng tiếc trong đấu tranh chống tội phạm ở phạm vi chiến lược hoặc chiến thuật.
hội hiện tại và xu hướng phát triển các lĩnh vực của đời sống trong tương lai. Dự báo giúp cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án kế hoạch hóa những hoạt động đấu tranh có hiệu quả.
Qua nghiên cứu, phân tích số liệu thống kê tình hình phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những năm gần đây cho thấy các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có chiều hướng gia tăng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi xảo quyệt, trị giá tài sản chiếm đoạt ngày càng lớn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cho đời sống xã hội.
Đến nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế được mở rộng, cơ hội hợp tác làm ăn với các tổ chức kinh tế nước ngoài ngày càng phát triển. Kéo theo nó là sự có mặt của người nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều, các hoạt động kinh tế ngày càng mở rộng, sự cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng lớn, hiểu biết và nhu cầu của con người ngày càng cao. Từ đó nảy sinh tội phạm, các thủ đoạn phạm tội này càng tinh vi hơn, đặc biệt là đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ có xu hướng gia tăng trong thời gian tới, nhất là trong lĩnh vực làm ăn kinh tế với người nước ngoài, nếu các doanh nghiệp kinh tế trong nước không đủ trình độ để hội nhập, không hiểu biết về pháp luật quốc tế, sẽ dễ dàng bị các phần tử làm ăn không ngay thẳng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thiệt hại trong trường hợp này sẽ là rất lớn. Bên cạnh đó thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, ngay cả các nhà đầu tư cá nhân không hiểu biết gì về lĩnh vực này cũng lao vào mua bán cổ phiếu để nhằm mục đích kiếm lời một cách nhanh chóng, việc sử dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của đời sống ngày càng phát triển, nhất là trong lĩnh vực quản lý tiền tệ, do đó thủ đoạn sử dụng công nghệ thông tin để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ ngày càng phát triển, số tiền bị chiếm đoạt sẽ rất lớn, việc điều tra làm rõ loại tội phạm này cũng rất khó khăn, các đối tượng phạm tội chắc chắn sẽ tập trung vào lĩnh vực này để dễ dàng chiếm đoạt được tài sản mà lại khó bị phát hiện.
Bên cạnh sự hội nhập về kinh tế, các ảnh hưởng về văn hóa, tư tưởng, lối sống, nhu cầu hưởng thụ vật chất chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, là lớp người sinh ra và lớn lên trong hòa bình, kinh tế đã tương đối phát triển, không phải lao động vất vả, dễ dẫn đến tư tưởng lười lao động, khi không được thỏa mãn về vật chất sẽ nảy sinh ý định phạm tội, và không gì đơn giản và nhanh chóng bằng thủ đoạn gian dối lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bạn bè, của người thân quen. Chính vì vậy nếu không có các biện pháp phòng ngừa thích hợp thì chắc chắn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ ngày càng gia tăng, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế như hiện nay.
3.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.3.1. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng chống tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rất coi trọng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, coi đây là một chính sách cơ bản của nhà nước. Để hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
* Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Pháp chế không chỉ có ý nghĩa lí luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Trong xã hội ta pháp chế đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa, chế độ nhà nước, bảo đảm các mục đích của sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội.
Pháp chế chính là sự đòi hỏi các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân phải thực hiện đúng, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong hoạt động của mình
nước, tổ chức, mọi công dân và xã hội tích cực tham gia đấu tranh đối với hiện tượng vi phạm pháp luật (trong đó có tội phạm). Cụ thể: