- Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm (người giúp sức)
3.2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN PHẠM TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
* Nhân thân người phạm tội
Qua nghiên cứu số bị cáo trong 100 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho thấy người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đa số là ở độ tuổi từ 45 đến 60 (khoảng 50%); độ tuổi từ 30 đến 45 khoảng 35%; còn lại là các độ tuổi khác. Về giới tính, người phạm tội là nam chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 75% đến 80% tổng số bị cáo. Về nghề nghiệp của người phạm tội đa dạng, người phạm tội không có nghề nghiệp khoảng từ 15% đến 20%; đặc biệt người có chức danh trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của Nhà nước hoặc tư nhân (Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng v.v...) chiếm tỷ lệ lớn từ 25 đến 30% (trên tổng số bị cáo).
* Địa bàn hoạt động
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra trên hầu hết khắp các địa phương không kể thành thị hay nông thôn và ở mỗi nơi người phạm tội lại lợi dụng những đặc điểm riêng của từng vùng để phạm tội. Tuy nhiên, các vụ phạm tội lớn, có tính chất nghiêm trọng thường xảy ra các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lạng Sơn, Đà Nẵng...
3.2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN PHẠM TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ĐOẠT TÀI SẢN
Nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tổng hợp những ảnh hưởng và quá trình xã hội làm phát sinh ra các tội phạm đó, nói một cách khác đó là toàn bộ những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm.
Trước hết cần xem xét những thay đổi về mặt kinh tế và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế đã có những hiện tượng mới so với những năm trước đây ảnh hưởng tới cơ chế hình thành tội phạm như: Thay đổi cơ cấu sản xuất, thay đổi
nghề nghiệp, mất việc làm, vấn đề tự do kinh doanh, sự hội nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam…
Trong lĩnh vực chính trị nhiều quyền tự do được thể hiện rộng hơn trước, từ đó có một bộ phận dân cư do chưa hiểu hết giá trị của các quyền tự do hoặc do động cơ khác đã lạm dụng, đã tự mình đánh mất sự tự do dẫn đến phạm tội.
Trong lĩnh vực ý thức và đời sống tinh thần có sự tương phản giữa các chuẩn mực đạo đức, văn hóa, không tránh khỏi những trường hợp mất định hướng, định hướng sai lệch hoặc bị rối loạn định hướng.
Yếu tố xã hội là một yếu tố tác động đến tội phạm. Tội phạm bao giờ cũng là kết quả của một quá trình hình thành và phát triển của một cá nhân, của mối quan hệ giữa cá nhân với từng hoàn cảnh cụ thể mà cá nhân đó gặp phải, sự tiếp nhận và cách xử sự của cá nhân đó như thế nào. Nguồn gốc của tội phạm và tình hình tội phạm bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ giữa các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các đặc điểm đạo đức và truyền thống của một xã hội nhất định mà trong đó yếu tố kinh tế được coi là nền tảng, là cội nguồn để sinh ra và kéo theo các hiện tượng khác [22, tr. 13].
Qua việc nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung và đặc điểm tình hình của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng chúng tôi rút ra được những nguyên nhân điều kiện cụ thể sau đây.