- Về hành vi khách quan: Ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thể hiện ở hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tưởng giả thành thật
2. 1 Chuẩn bị phạm tộ
"Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi
tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó" [9].
Trong quá trình chuẩn bị phạm tội, đối tượng tác động của tội phạm chưa bị biến đổi tình trạng ban đầu, quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm chưa bị xâm hại, nhưng việc chuẩn bị phạm tội là tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm, nó hợp thành một thể thống nhất với hành vi phạm tội, khách thể bị xâm hại như thế nào cũng phụ thuộc vào quá trình chuẩn bị phạm tội. Do đó có những hành vi ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội cũng phải chịu chế tài nghiêm khắc của luật hình sự [16].
Điều 17 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "Người chuẩn bị phạm
một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện" [7].
Từ đó xác định đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ta chỉ xem xét các tình tiết thuộc điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự. Căn cứ vào các tình tiết đó xác định: Người mới có hành vi chuẩn bị phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì đã bị phát hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này ở giai đoạn chuẩn bị nếu tài sản có ý định chiếm đoạt có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên (theo các điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự). Đối với tình tiết "gây hậu quả rất nghiêm trọng" (điểm b khoản 3) và "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" (điểm b khoản 4) không được đặt ra vì các hậu quả này là hậu quả của hành vi
tội kẻ phạm tội chưa thực sự có hành vi phạm tội nên không thể nói đã gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hay hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Và trách nhiệm hình sự trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cũng như đường lối xử lý cũng khác so với trường hợp đã thực hiện hành vi phạm tội, Điều 52 Bộ luật hình sự 1999 quy định: "Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định" [7].
2.2.2. Phạm tội chưa đạt
"Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện
được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội..."[9].
Trong trường hợp phạm tội chưa đạt người phạm tội đã bắt đầu thực hiện những hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm, tuy nhiên những hành vi này chưa thỏa mãn hết những dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Việc người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến cùng là do những nguyên nhân ngoài ý muốn của họ, chẳng hạn như bị người khác ngăn cản, nạn nhân tránh được, hoặc vì những nguyên nhân khác…