Hoạt động phối hợp phòng ngừa tội phạm hiện nay của Viện kiểm sát với các ban ngành, tổ chức xã hội còn nhiều hạn chế, Viện kiểm sát chưa thực sự là nòng cốt để lôi kéo các cơ quan này tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó, trong đó có nguyên nhân năng lực, trình độ của một số cán bộ làm công tác trong
cho đội ngũ này được học tập và hội thảo thường xuyên hàng năm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của họ mới đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay.
Toà án:
Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những chủ thể của hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm.
Trong hoạt động xét xử, bằng việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án (nguyên nhân điều kiện phạm tội, tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi, hậu quả, nhân thân người phạm tội). Từ đó Toà án quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
Thông qua hoạt động xét xử, Toà án kiến nghị với các cơ quan hữu quan, nơi phạm tội xảy ra để họ có những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn và loại trừ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội tại cơ sở.
Toà án cũng là nơi nắm được khá chính xác thực trạng của tình hình tội phạm, vì vậy những kết luận và những kiến nghị của Toà án đối với chương trình kế hoạch phòng ngừa tội phạm của Nhà nước, xã hội là hết sức quan trọng và cần thiết.
Trong những năm qua ngành Toà án đã xét xử nhiều vụ án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có những vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Kết quả của hoạt động xét xử đã thực sự đem lại sự bình yên cho hoạt động kinh tế, làm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh thành tích đạt được trong thực tế vẫn còn có nhiều án tồn đọng, xét xử sai, mang nặng tính chủ quan. Điều này vừa do lỗi khách quan, hoạt động thiếu chặt chẽ, chứng cứ không đầy đủ của cơ quan điều tra, vừa do lỗi chủ quan về năng lực của thẩm phán, vai trò của hội thẩm nhân dân và việc xét xử thiếu độc lập, khách quan của thẩm phán khi vẫn còn
được phán quyết trước khi đưa ra xét xử, vì vậy theo chúng tôi không nên coi thỉnh thị án là một điều kiện bắt buộc của thẩm phán trước khi đưa vụ án ra xét xử.
Qua công tác xét xử Toà án cần chỉ ra những tồn tại mà ở đó là nguyên nhân, điều kiện gây ra Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đề ra những kiến nghị thích hợp để loại bỏ nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Tóm lại, đấu tranh phòng chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một yêu cầu cấp bách của Nhà nước ta, bởi tội phạm này ngày càng có chiều hướnggia tăng, gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhiều vụ án kẻ phạm tội có sự cấu kết chặt chẽ với nhau, lợi dụng danh nghĩa nhà nước, lạm dụng chức vụ quyền hạn để hoạt động lừa đảo. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải tích cực chủ động đấu tranh với loại tội phạm này, vận dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong việc phát hiện tội phạm và người phạm tội, phối hợp tích cực đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội để tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội để tích cực loại bỏ tội phạm này.
* Biện pháp pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Với tư cách là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội. Trong điều kiện đổi mới, vai trò của pháp luật ngày càng to lớn đặc biệt trong quản lý nền kinh tế thị trường và các mặt khác của đời sống xã hội ở nước ta hiện nay.
Điều 12 Hiến pháp 1992 của nước ta đã ghi nhận: "Nhà nước quản lý
xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa".
Là phương tiện quản lý xã hội, pháp luật thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vừa tạo ra những cơ sở pháp lý để thực hiện các đường lối và chính sách ấy. Nhà nước tác động tới nền kinh tế thị trường bằng kế hoạch chính sách giá cả, tài chính, thuế, tín dụng… sự tác động điều tiết vĩ mô đó
hoá các quan hệ tiền hàng, lợi ích kinh tế, hợp đồng kinh tế… đặc biệt là cơ chế quản lý kinh tế, bảo đảm cho nó vận hành có hiệu quả trong những điều kiện mới hiện nay.
Nhà nước ban hành Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật khác đã góp phần to lớn trong việc bảo đảm ổn định nền kinh tế xã hội. Luật hình sự, tố tụng hình sự là công cụ pháp lý quan trọng, cơ sở vững chắc cho hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Luật kinh tế, Luật đầu tư, Luật ngân hàng, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp… là những công cụ quan trọng thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mỗi công dân và cùng với Luật hình sự, tố tụng hình sự như những điều kiện ngăn ngừa các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm.
Như vậy, trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đều có pháp luật điều chỉnh, pháp luật đã trở thành đòn bẩy tạo tiền đề phát triển cho tương lai. Bên cạnh đó, quan hệ xã hội luôn luôn phát triển, biến đổi không ngừng. Sự thay đổi nhanh chóng đó đòi hỏi pháp luật phải thay đổi theo. Đây chính là sự đòi hỏi phải luôn luôn không ngừng hoàn thiện pháp luật, nhằm làm cho pháp luật kịp thời phù hợp với các nhu cầu của xã hội.