Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 37 - 39)

- Ở miền Nam thì áp dụng Sắc luật số 03 là chính, có tham khảo điều khoản tương ứng của Pháp lệnh ngày 21/10/1970 để nắm được rõ dấu hiệu

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức

trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

So với Bộ luật hình sự 1985 thì Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 quy định về hình phạt vẫn nghiêm khắc như quy định của Bộ luật hình sự 1985 về tội phạm này, vì mức hình phạt cao nhất của tội phạm này vẫn là tử hình, nhưng từng khung hình phạt cụ thể có thể giảm mức hình phạt xuống hoặc tăng mức hình phạt lên so với quy định của Bộ luật hình sự 1985.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự 1999 có nhiều quy định mới, đặc biệt trong cấu thành cơ bản nhà làm luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt làm ranh giới giữa hành vi lừa đảo được coi là tội phạm với hành vi lừa đảo chỉ bị xử phạt hành chính, các tình tiết định khung hình phạt cũng được quy định cụ thể hơn trước. Nói chung quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự 1999 không nhẹ hơn quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự 1985,vì mức hình phạt cao nhất của tội phạm này vẫn là tử hình, nhưng từng khung hình phạt cụ thể có thể nhẹ hơn hoặc nặng hơn. Hình phạt bổ sung được quy định ngay trong điều luật.

1.3. PHÂN BIỆT TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM KHÁC TỘI PHẠM KHÁC

Qua phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chúng ta thấy đặc trưng nổi bật của tội lừa đảo là bằng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Song trong thực tiễn, nhận thức thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản không phải trường hợp nào cũng rõ ràng và thống nhất. Nhiều tội phạm cũng có những hành vi gian dối như lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lừa dối khách hàng …. Vì vậy cần thiết phải phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm này.

1.3.1. Phân biệt với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 Bộ luật hình sự 1999) (Điều 140 Bộ luật hình sự 1999)

giống nhau, chỉ khác nhau ở mặt khách quan. Do vậy chỉ cần phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở mặt khách quan mà chủ yếu là thông qua hình thức hợp đồng mà có sự gian dối.

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 37 - 39)