Cá nhân đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia hoạt động phòng ngừa.

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 89 - 94)

đầu từ việc hoạt động phòng ngừa của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Hình thức tham gia hoạt động phòng ngừa của Hội đồng nhân dân các cấp như sau:

- Tham gia chương trình phòng ngừa tội phạm chung của nhà nước.

- Kịp thời ra các nghị quyết tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội thực hiện vai trò phòng ngừa tội phạm. chức xã hội thực hiện vai trò phòng ngừa tội phạm.

- Thành lập các tiểu ban chuyên trách về phòng ngừa tội phạm

- Cá nhân đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia hoạt động phòng ngừa. ngừa.

Thành ủy, các tổ chức Đảng trực thuộc Thành ủy và các cơ sở Đảng khác tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm. Hoạt động phòng ngừa của các tổ chức Đảng được thể hiện bằng việc đề ra các chủ trương chính sách kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục và pháp luật.

Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các đơn vị kinh tế tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm xuất phát từ hoạt động (chức năng nhiệm vụ) của những cơ quan này.

Phương diện thứ hai:

Tại Điều 4 và Điều 9 bộ luật tố tụng hình sự quy định: Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan nhà nước phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Các cơ quan nhà nước phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm

nói chung và người phạm tội nói riêng là trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật đó là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Những cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chính quyền, bảo đảm cho nhà nước được ổn định về chính trị, phát triển mạnh về kinh tế, xã hội công bằng văn minh. Hoạt động của các cơ quan này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ. Cơ sở pháp lí quan trọng để bảo đảm nguyên tắc phối hợp là Bộ luật tố tụng hình sự, tại Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định: "Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội". Tại Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự có ghi rõ: "Các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp để xác định sự thật vụ án…Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng". Ở các điều luật khác của Bộ luật tố tụng hình sự đều ghi rõ mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án là mối quan hệ phối hợp và chế ước. Chính mối quan hệ này bảo đảm cho hoạt động điều tra, xử lý tội phạm khách quan và nhanh chóng.

Những quy định cụ thể như là: Quyết định khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra, đơn vị bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm được gửi đến Viện kiểm sát để xem xét việc khởi tố, quyết định việc điều tra. Lệnh tạm giữ phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trong vòng 24h sau khi ra lệnh hoặc là mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn, quyết định trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hay điều tra lại của Tòa án cho Viện kiểm sát khi không thể đủ căn cứ để xác định khung hình phạt hoặc có chứng cứ để khẳng định bị can còn phạm tội khác, hoặc phát hiện có những người đồng phạm khác, hoặc là khi tiến hành các hoạt động khám xét, khám nghiệm đều có sự tham gia của người chứng kiến, đều phải lập biên bản và có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nếu hoạt động đó quy định

Như vậy, các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án là chủ thể chủ yếu của hoạt động phòng ngừa tội phạm. Với tư cách là những cơ quan trực tiếp điều tra truy tố và xét xử, cải tạo người phạm tội, những cơ quan này luôn luôn thể hiện vai trò hàng đầu và chủ chốt trong phòng ngừa tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng.

Mặc dù các chủ thể phòng ngừa tội phạm có từng nhiệm vụ chức năng cụ thể của mình, song không độc lập, không phải việc của ai chỉ biết mình mà trong hoạt động phòng ngừa tội phạm phải có phối kết hợp hỗ trợ nhau. Có như vậy hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm mới đạt được kết quả.

3.3.2. Các biện pháp đấu tranh phòng chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đoạt tài sản

Trên cơ sở nghiên cứu các nguyên tắc đấu tranh phòng chống tội phạm và phân tích những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chúng tội xin đề xuất những biện pháp đấu tranh, phòng chống sau:

* Các biện pháp về kinh tế - xã hội

Nền sản xuất xã hội tạo ra những điều kiện nâng cao đời sống vật chất, là cơ sở vững chắc cho mọi người thực hiện tốt những quyền và nghĩa vụ của họ. Kinh tế phát triển phồn thịnh sẽ loại bỏ những nguyên nhân và điều kiện của nhiều vi phạm pháp luật, trong đó loại bỏ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

Trong hoạt động đấu tranh, phát hiện tội phạm, biện pháp kinh tế vừa mang tính xã hội, vừa mang tính chuyên ngành theo chức năng nhiệm vụ đặt ra. Tính xã hội của biện pháp kinh tế là dùng kinh tế làm đòn bẩy để phát huy vai trò quần chúng nhân dân, tổ chức xã hội trong việc phát hiện tội phạm, nhằm tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân tổ chức phối hợp giúp đỡ các cơ quan chức năng trong việc điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội.

Tính chuyên ngành theo chức năng nhiệm vụ đặt ra là việc bảo đảm về vật chất cho cơ quan bảo vệ pháp luật, phát hiện đấu tranh đối với những hành vi phạm tội, đưa người phạm tội ra xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng quy định của pháp luật. Theo ý nghĩa đó cần phải trang bị cho lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án điều kiện vật chất thuận lợi như nơi làm việc, phòng làm việc, phương tiện công cụ hỗ trợ cho công việc, bảo đảm chế độ lương cho các cán bộ trực tiếp đấu tranh với tội phạm… có như thế họ mới yên tâm công tác và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Mặc dù ngành công an trong những năm qua có nhiều cố gắng từ nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, đồng thời huy động sự hỗ trợ của các nguồn kinh phí địa phương để trang bị cho các lực lượng công an, các phòng nghiệp vụ đấu tranh, phòng chống tội phạm, nhưng kinh phí đó mới chỉ là một phần rất nhỏ chưa đáp ứng được đầy đủ theo yêu cầu của công tác. Tương tự như thế, Viện kiểm sát cũng như Tòa án cũng gặp vấn đề nan giải về cơ sở vật chất, về mức thu nhập theo lương, về quá tải trong hoạt động xét xử trong khi lực lượng thẩm phán và cán bộ còn thiếu.

Trong hoạt động phòng ngừa tội phạm biện pháp kinh tế được coi là một trong những biện pháp hàng đầu, vì nó là cơ sở để giải quyết các vấn đề chủ yếu của xã hội. Biện pháp kinh tế được thể hiện bằng sự đòi hỏi nhanh chóng khắc phục tình trạng kinh tế sa sút trong xã hội, nâng cao điều kiện sống cho nhân dân, tổ chức việc làm cho người lao động, mở rộng mạng lưới dịch vụ xã hội, đề ra nhiều biện pháp cụ thể về kinh tế nhằm nâng cao mức sống và thu nhập cho đại bộ phận dân cư, cũng như đề ra nhiều chính sách phát triển kinh tế tạo việc làm cho người lao động, tạo điều kiện có việc làm cho những người phạm tội đã thi hành án xong, nhất là các đối tượng đã có tiền án về các tội phạm kinh tế nói chung. Như vậy, biện pháp kinh tế trong đấu tranh chống tội phạm cũng như nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng ngừa tội phạm cần được coi là một biện pháp quan trọng và hàng đầu.

Vì vậy cần phải thấy được cả những mặt tích cực và cả những mặt hạn chế của nền kinh tế thị trường, sẽ tiếp tục vận hành nền kinh tế thị trường như một đòi hỏi thiết yếu, nhưng không thể để những mặt tồn tại trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển tích cực của nó. Do đó, về kinh tế cần phải thực hiện đúng nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào nội lực trong nước, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và quốc tế, hình thành các thị trường quan trọng như: thị trường chứng khoán, công nghệ thông tin... Để phát triển nền kinh tế phải tiếp tục đổi mới chính sách tiền tệ, thúc đẩy sản xuất, huy động nguồn vốn có hiệu quả, tăng tích lũy để tạo ra vốn cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đó cần thực hiện các chính sách xã hội như phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tập trung sức tạo việc làm, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi người đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động để giải quyết tình trạng thất nghiệp. Để xóa được đói, giảm được nghèo phải có chính sách hỗ trợ cho bà con như cho vay vốn để sản xuất kinh doanh...từ đó xóa dần cái đói và từng bước giảm nghèo để mọi người có cuộc sống no đủ và dần dần loại bỏ hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu cũng như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

* Các biện pháp về cơ chế quản lý

Quản lý nhà nước là hoạt động quản lý của nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại. Nhà nước dùng pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý. Thông qua pháp luật, nhà nước có thể trao quyền lực của mình cho các cá nhân và tổ chức xã hội để thay mặt mình tiến hành hoạt động quản lý nhà nước…

Hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý trung ương chủ yếu liên quan đến hoạt động lập pháp và hoạt động hành pháp. Trong phạm vi của phần này chỉ đề cập hoạt động hành pháp, còn hoạt động lập pháp và tư

Hoạt động quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực hành pháp, là việc thực hiện chức năng quản lý liên quan đến vấn đề tổ chức sắp xếp lại cơ cấu các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội do các cơ quan trung ương trực tiếp quản lý cũng như do địa phương quản lý.

Biện pháp đầu tiên được đề cập là phải nâng cao hiệu quả của công tác giám sát, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, của các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế.

Biện pháp này được đặt ra trước hết nhằm:

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)