Số liệu rừng

Một phần của tài liệu Bối cảnh REDD+ ở Việt nam (Trang 76 - 77)

II Đất trống, đồi núi trọc kho có rừng C1Ia (cỏ, mía)

3Es và thực hiện rEdd+ ở Việt Nam

5.2.1 Số liệu rừng

Tính nhất quán về hệ thống phân loại đất rất quan trọng đối với REDD+, bởi giám sát, báo cáo và thẩm định sẽ dựa trên biến động độ che phủ rừng qua thời gian và chia sẻ lợi ích REDD+ phụ thuộc vào các số liệu đăng ký sử dụng đất.

Quản lý số liệu ở trung ương

Hiện nay Việt Nam có hai cơ sở dữ liệu về phân loại và quản lý đất đai. Cơ sở dữ liệu thứ nhất do Tổng cục Quản lý đất đai (GDLA) thuộc Bộ TN&MT, gồm thông tin liên quan đến quản lý đất: diện tích đất và quy hoạch sử dụng đất. Hai là cơ sở dữ liệu do VNFOREST thuộc Bộ NN&PTNT quản lý, xác định các loại rừng và đất lâm nghiệp, có số liệu về độ che phủ rừng do Viện Điều tra và Quy hoạch rừng thu thập. Hai hệ thống phân loại sử dụng đất chính thức cùng tồn tại ở Việt Nam sẽ gây rất nhiều khó khăn trong việc xác định diện tích đất phù hợp nhất cho mục tiêu của REDD+ (Hoàng và các cộng sự 2010). Hơn nữa, các số liệu hiện hữu chỉ phản ánh các khía cạnh kỹ thuật, còn các nhân tố kinh tế, xã hội liên quan đến REDD+ đã bị xem nhẹ. Ngoài ra,

mặc dù có đã số liệu về mất rừng ở Việt Nam, số liệu về suy thoái rừng còn rất hạn chế. Điều này có thể dẫn đến những đánh giá thiếu chuẩn xác về tác động của REDD+ đến các cộng đồng và những cải thiện chung đối với ngành lâm nghiệp. Những số liệu hiện có không nhất quán cũng gây khó khăn cho chính phủ trong việc xác định các chỉ tiêu giảm phát thải. Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT đang có kế hoạch sáp nhập hai hệ thống dữ liệu quốc gia thành một nhưng đó sẽ là một quá trình tốn kém thời gian và chi phí. Triển khai REDD+ và những yêu cầu MRV ngặt nghèo sẽ tăng cường quá trình này và kinh phí từ các nhà tài trợ cũng được chuyển đến lĩnh vực này.

Thu thập số liệu ở địa phương

Chất lượng và độ chính xác của các số liệu thu thập phụ thuộc chủ yếu vào các tổ chức (Bộ NN&PTNT và Viện Điều tra và Quy hoạch rừng) và các cán bộ địa phương thực hiện điều tra và báo cáo kết quả của họ. Mặc dù thu thập số liệu thực hiện định kỳ ở cấp địa phương nhưng thường không đảm bảo chất lượng. Đó là bởi vì, thứ nhất, kinh phí nghiên cứu thực địa rất hạn chế. Do đó, ở nhiều vùng cán bộ nghiên cứu không đi thực tế mà các báo cáo của họ chỉ dựa vào số liệu thứ cấp hoặc ước tính của họ. Thứ hai, giám sát và đánh giá kết quả giao đất và thuê khoán và sử dụng rừng sau khi giao không được thực hiện thường xuyên, dẫn đến các số liệu về các chỉ tiêu đánh giá này nghèo nàn.

Các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế đề nghị cần xây dựng bản đồ carbon cơ bản và các mức Phát thải Tham chiếu đối với Việt Nam. Tuy nhiên, sự hỗ trợ đó lại được thực hiện dưới sự điều hành của nhiều cơ quan chính phủ và đôi khi chồng chéo, dẫn đến việc kết hợp và sử dụng các nguồn hỗ trợ này kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu Bối cảnh REDD+ ở Việt nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)