- Cơ chế khuyến khích khai hoang và quá trình suy thoái gia tăng do thiếu tài chính để đảm bảo các nhân tố đầu
7. Áp dụng thuế/và hoặc cùng đầu tư công
đầu tư công
Biểu đồ 2.4. Chuỗi giá trị gia tăng của REDD+
Ghi chú: MRV = Giám sát, Báo cáo, thẩm định; LAAMA = Hành động thích ứng và giảm thiểu theo điều kiện địa phương; NAMA = Hành động giảm thiểu theo điều kiện trong nước; GAMA = Hành động giảm thiểu theo điều kiện quốc tế Nguồn: Sửa đổi từ van Noordwijk và các cộng sự 2010
đổi này thể hiện sự chuyển biến tích cực trong việc tăng cường pháp lý cho lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam.
2.3.5. Tham gia vào quá trình ra quyết định
Chính phủ nhận thấy rằng thông qua chiến lược PTLNQG, Luật BV&PTR và các chính sách liên quan khác thì sự thành công của ngành lâm nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của tất cả các bên. Điều 20 Luật BV&PTR quy định những yêu cầu sau đây đối với việc công bố các quy hoạch bảo vệ rừng và phát triển rừng: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày các cơ quan nhà nước phê chuẩn, các quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng, phát triển rừng phải được công khai theo những quy định sau:
• Các UBND các cấp phải công khai quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng và phát triển ở địa phương mình;
• Các quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng và phát triển phải niêm yết công khai tại trụ sở của các UBND trong suốt thời gian hiệu lực của các quy hoạch, kế hoạch đó.
Hơn nữa, Pháp lệnh Dân chủ Cơ sở đã đưa ra các cơ chế tham gia và tham vấn của các bên liên quan. Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn cho thấy thiết kế các cơ chế này đã không thực sự khuyến khích được sự tham gia thực thụ của các bên. Các tổ chức xã hội, kể cả các NGO quốc tế và trong nước, các hiệp hội ngành nghề ngoài nhà nước được mời đến tham gia vào quá trình ra quyết định nhưng sự tham gia của họ rất hạn chế, chủ yếu chỉ là để trao đổi thông tin chứ không phải là ra quyết định thực sự (Lê 2010). Trên thực tế, các hoạt động của các chính quyền địa phương thường không rõ ràng và gần như là không có sự tham gia. Một nghiên cứu gần đây của Boissiere và các cộng sự (2009) chỉ ra rằng người dân địa phương rất muốn được tham gia vào giám sát và kiểm kê rừng cũng như các chương trình tuyển chọn các loài cây bản địa để trồng rừng, nhưng họ lại không có thông tin để tham gia.
Hơn nữa, 90% số người được phỏng vấn nhất trí rằng đa số các quá trình lập kế hoạch, xây dựng quy hoạch và tham gia liên quan đến lâm nghiệp ở Việt Nam đều mang tính đơn ngành nên luôn thiếu sự hợp tác liên ngành hoặc thiếu gắn kết lợi ích. Không có sự tham vấn rộng rãi hơn với các ngành khai khoáng, công nghiệp và thương mại tư nhân hoặc quá trình tham vấn này thường không có hiệu quả. Đa số tham vấn chính sách quốc gia
chỉ tập trung vào lấy thông tin và phản hồi của các bên tham gia truyền thống. Quan điểm này cũng được các nghiên cứu của Bùi và các cộng sự (2004), Sunderland (2005), Sunderlin và Huỳnh (2005), Thomas và các cộng sự (2008) và Phạm và các cộng sự (2009) chia sẻ. Tất cả các nghiên cứu đó đều quan sát thấy sự yếu kém trong việc thu hút người nghèo vào xây dựng chính sách môi trường và cách xây dựng chính sách ‘trên xuống’ với mức độ tham gia của người dân địa phương vào quá trình thực hiện chính sách cũng thấp.
Mặc dù cơ chế chi trả dịch vụ môi trường (PES) đang được thực hiện ở Việt Nam, người nghèo được tham gia và tham vấn rất hạn chế. Ngay cả ở những nơi có các trung gian hỗ trợ các nhóm đối tượng bất lợi thế, thì các trung gian này hoặc không sử dụng các phương pháp tham gia phù hợp, thực hiện tham vấn không hiệu quả vì thiếu thời gian (Phạm và các cộng sự 2010) hoặc do chính quyền địa phương thiếu năng lực để áp dụng cách tiếp cận này (Thomas và các cộng sự 2008). Việc chuyển từ phương thức lập kế hoạch sử dụng đất ‘trên xuống’ sang phương thức xây dựng kế hoạch sử dụng đất có sự tham gia, định hướng giải quyết vấn đề có thể tăng cường sự tham gia của các cộng đồng nghèo vào quá trình ra quyết định. Cần có những thay đổi trong phương thức hoạt động để cải thiện các chương trình quản lý nguồn lực, kể cả đổi mới quản lý nhà nước của chính phủ, phi tập trung hoá quá trình lập kế hoạch và cải tiến các cơ chế chia sẻ lợi ích cũng như áp dụng các cách tiếp cận đa ngành, đa chiều trong quyết định. Hơn nữa, mặc dù chiến lược PTKTXH và KHPTKTXH nhận thức rõ sự cần thiết phải thu hút các tổ chức dân sự và cộng đồng địa phương vào thực hiện và giám sát (xem chi tiết ở Chương 3), các kế hoạch đó không đưa ra các biện pháp cụ thể để đảm bảo sự tham gia đó. Các kế hoạch cũng không đề cập hoặc miêu tả bất kỳ một cách thức nào nhằm cởi mở các thông tin về môi trường hay vai trò tham gia của công chúng vào quản lý và giám sát môi trường.
Cho đến nay, các tổ chức dân sự và các cộng đồng địa phương được tham gia rất ít vào chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu. Chỉ trích chủ yếu đối với Chương trình Môi trường Quốc gia là quá trình thiết kế rất có tính trên xuống và thiếu những phương thức thu hút sự tham gia của các cộng đồng địa phương.
Vấn đề giới
Bình đẳng giới và quản lý rừng có mối quan hệ gần gũi trong bối cảnh của Việt Nam (Đinh 2005). Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu cho thấy sự tham gia của phụ nữ tham gia trong ngành lâm nghiệp rất hạn chế và không thấy bằng chứng về sự phối hợp và hỗ trợ hiệu quả của chính quyền địa phương đối với phụ nữ ở các cộng đồng. Phụ nữ chưa được thu hút tham gia vào quản lý rừng bền vững, một phần là vì còn thiếu cơ chế chính sách thích hợp để đảm bảo đời sống và khả năng đáp ứng những nhu cầu sinh sống hàng ngày, đặc biệt liên quan đến quyền sử dụng đất đai và các cơ chế chia sẻ lợi ích (Hoàng 2006).
Những vấn đề khác gồm thiếu cán bộ chuyên môn để thực hiện lồng ghép các vấn đề giới vào các hoạt động lâm nghiệp và một thực tế nữa là phụ nữ ít được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo (Hoàng 2006). Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Cao nguyên Trung Bộ có hiểu biết thấp về chính sách giao đất (Ví dụ, Luật
đất đai 2003 và Luật BV&PTR 2004). Trên thực tế, nói chung đa số người dân địa phương ít hiểu biết về các quyền và nghĩa vụ của họ trong các hợp đồng bảo vệ rừng với các ban quản lý rừng hay các lâm trường quốc doanh.
Mặc dù quan trọng, vấn đề đại diện ít được chú ý ở cả trong các nghiên cứu cũng như trong các quá trình ra quyết định. Đa số các nghiên cứu về giới và lâm nghiệp (Ví dụ. Đức 2005, Hoàng 2006) cho rằng phụ nữ Việt Nam là nhóm đồng nhất và vì vậy có xu thế đưa ra các các kiến nghị chung cho mọi nhóm phụ nữ mà không nhận thấy rằng ngay cả ở một cộng đồng cũng có 3 đến 4 nhóm dân tộc thiểu số mà mỗi nhóm trong số đó đều có các giá trị văn hoá, đức tin, quyền và cách tiếp cận các nguồn lực riêng. Một vấn đề cụ thể khác là phụ nữ nghèo thường ít tiếp cận với thị trường, trong khi nhu cầu lao động ngày càng tăng, các công nghệ ngày càng tân tiến và các phương tiện chế biến công nghiệp ngày càng tập trung hoá (Neumann và Hirsch 2000).
Chương này phân tích REDD+ từ góc độ kinh tế chính trị, bao gồm tổng quan kinh tế vĩ mô, hệ thống chính trị và các cuộc cải cách trong các thập niên vừa qua. Chương này bắt đầu bằng tổng quan ngắn gọn về hệ thống chính trị của đất nước, sau đó giải thích chung về các quá trình ra quyết định của các cơ quan ra quyết định như Đảng, quốc hội, các bộ, chính quyền địa phương, và xem xét các mặt mạnh của hệ thống cũng như các vấn đề có thể nảy sinh. Sau đó sẽ thảo luận về chính sách phát triển kinh tế cũng như những tác động của những chính sách này, cụ thể là phát triển ngành thuỷ điện, cây nông nghiệp giá trị cao và chế biến gỗ. Chương này sẽ tập trung vào các mối quan hệ nhân-quả của những thay đổi trong kinh tế chính trị đối với quá trình mất rừng, suy thoái rừng và các quyết định liên quan đến REDD+.
3.1. Khái quát hệ thống chính trị của Việt Nam Việt Nam
Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới vẫn duy trì chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, trong khi đang tiến hành cải cách/đổi mới để xây dựng một nền kinh tế định hướng thị trường. Những thay đổi theo dòng lịch sử được trình bày tại Biểu đồ 1.3 (Fforde 2000). Có ít ghi chép và phân tích mang tích lịch sử về những thay đổi trong nền kinh tế chính trị, và nghiên cứu của Dutt và các cộng sự (2004) là một trong số ít công trình đã làm việc đó. Như đã đề cập ở các chương trước, có sự khác biệt rõ rệt giữa các mục tiêu đã xác định của chính phủ và những lựa chọn chính sách và cùng kết quả thực hiện những chính sách này (Abonyi 2002).