Mối liên hệgiữa PeS và ReDD+

Một phần của tài liệu Bối cảnh REDD+ ở Việt nam (Trang 67 - 68)

- Cơ chế khuyến khích khai hoang và quá trình suy thoái gia tăng do thiếu tài chính để đảm bảo các nhân tố đầu

9 Tên chính thức của chiến lược REDD quốc gia là “Chương trình REDD quốc gia” ở Việt Nam (Chính phủ 2011).

4.3.4. Mối liên hệgiữa PeS và ReDD+

Khi phân tích cách tiếp cận quốc gia đối với cơ chế chia sẻ lợi ích ở Việt Nam, Costenbader (2011) đã phân biệt giữa PES và REDD+ cũng như các cơ chế chia sẻ lợi ích của chúng và cho rằng REDD+ không hề sẵn sàng lồng ghép với PES vì 2 lý do. Một là, những người mua PES ở Việt Nam hoàn toàn là các tổ chức trong nước (Ví dụ. các đơn vị, các ngành công nghiệp sử dụng nước, hoặc vận hành thủy điện) và họ bị pháp luật bắt phải trả tiền trong khi những người mua của REDD+ lại chủ yếu là các nhà tài trợ quốc tế. Tương tự, giá cả và quy trình giám sát cũng do trong nước xác định và với mức độ bắt buộc cao đối với PES, còn với REDD+ thì giá cả do thị trường toàn cầu định đoạt theo thỏa thuận quốc tế. Hai là, các quỹ PES có thể huy động từ các dịch vụ khác nhau (Ví dụ, carbon, nước, du lịch sinh thái) trong khi đó các quỹ của REDD+ được quản lý có bảo đảm nhằm bảo đảm sự giải trình, rõ ràng và hỗ trợ các hoạt động MRV. Tuy nhiên, Costenbader (2011) đã chưa hiểu các chính sách PES quốc gia. Thứ nhất, Điều 4, Nghị định 99 quy định rằng các

loại dịch vụ môi trường rừng theo quy định bao gồm ‘hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững’. Điều đó có nghĩa là trong bối cảnh của Việt Nam chính phủ không coi PES là một bộ phận của REDD+ mà xem REDD+ như là một bộ phận của chính sách PES. Do Việt Nam đã đạt đến giai đoạn 4 đường cong chuyển đổi rừng (theo đó trồng rừng làm tăng độ che phủ rừng), PES được coi như là một công cụ thích hợp hơn để bảo vệ rừng so với REDD+. Kết quả là, REDD+ được nhìn nhận như một trong các dịch vụ rừng cần được trả tiền theo chính sách này. Quan điểm này được ủng hộ ở nhiều nghiên cứu, kể cả nghiên cứu của UN-REDD và Bộ NN&PTNT (2010), cũng như dự thảo Chương trình REDD+ QG. Hai là, Điều 6 Nghị định 99 quy định hai cách trả PES (bao gồm cả REDD+ để chi trả trực tiếp và gián tiếp) như sau: 1. Trả trực tiếp:

a. Trả trực tiếp là khi người sử dụng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trả trực tiếp cho người cung cấp DVMTR

b. Trả trực tiếp được áp dụng đối với các trường hợp người sử dụng DVMTR có khả năng và có đủ các điều kiện trả trực tiếp cho người cung cấp DVMTR mà không phải qua các tổ chức trung gian. Trả trực tiếp được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện giữa bên sử dụng và bên cung cấp DVNTR phù hợp với các quy định của Nghị định với khoản chi trả không thấp hơn mức chính phủ quy định đối với DVMTR tương tự

2. Trả gián tiếp:

a. Trả gián tiếp khi người sử dụng DVMTR trả cho người cung cấp DVMTR thông qua Quỹ BV&PTR Việt Nam hoặc thông qua các cơ quan và tổ chức do UBND tỉnh quyết định thay cho Quỹ BV&PTR tỉnh. b. Trả gián tiếp được áp dụng đối với các

trường hợp bên sử dụng DVMTR không thể và không đủ các điều kiện trả trực tiếp cho bên cung cấp DVMTR mà phải trả qua các tổ chức trung gian quy định tại điểm a, Khoản 2 của Điều này. Trả gián tiếp chịu sự can thiệp và hỗ trợ của chính phủ về giá DVMTR do chính phủ quy định.

Vì vậy, điều mà Costenbader (2011) đề cập đến là trả gián tiếp có sự can thiệp của Nhà nước và bên mua (có thể là quốc tế hoặc trong nước) trong khi

bên bán vẫn có thể thỏa thuận trực tiếp; đó cũng là trường hợp với REDD+. Nghị định 99 cũng quy định rằng ‘Chính phủ áp dụng phương pháp trả trực tiếp đối với tất các các trường hợp nếu bên cung cấp và bên mua DVMTR thỏa thuận với nhau về mức chi trả’. Nghị định đặt mục tiêu đảm bảo sự minh bạch, dân chủ và công bằng, tuân thủ các quy định của Việt Nam cũng như các thỏa thuận và hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn. Ba là, hiện nay quỹ PES (tức là Quỹ BV&PTR) được huy động từ các nguồn khác nhau (nhà máy thủy điện, du lịch sinh thái, các nguồn cung cấp nước). Vì REDD+ được coi là một bộ phận của PES, dự thảo gần đây nhất của Chương trình REDD+ QG nhấn mạnh việc thành lập quỹ REDD+ trực thuộc trực tiếp Quỹ BV&PTR do Bộ NN&PTNT thành lập và quản lý. Theo nghĩa này thì có mối liên kết mạnh mẽ giữa REDD+ và PES trong bối cảnh Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bối cảnh REDD+ ở Việt nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)