050 100 200 300 Kilometers
1.2.2. Những nguyên nhân gián tiếp
Những lý do gián tiếp chủ yếu gây mất rừng đã xác định gồm gia tăng cầu đối với các lâm sản và đất nông nghiệp nảy sinh từ tình trạng dân số tăng, di dân, tăng trưởng kinh tế, gia tăng nhu cầu nguyên liệu của ngành công nghiệp giấy và bột giấy, ngành xây dựng và chất đốt (Sunderlin và Huỳnh 2005). Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa nhất của các nhân tố này lại xuất phát từ các chính sách khuyến khích
khai thác thiếu bền vững và chuyển đổi đất thiếu kế hoạch như sẽ được phân tích dưới đây.
Gia tăng cầu đối với sản phẩm lâm nghiệp và nông nghiệp
Dân số của Việt Nam ước tính sẽ là 100 triệu người vào năm 2020, tăng 1,07 %3 mỗi năm, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với thực phẩm, chất đốt và sản phẩm lâm nghiệp. Năm 2009, tổng dân số của Việt Nam là 89 triệu người, trong đó 72 % sống ở các vùng nông thôn (RECOFTC, ASFN và SDC 2011); trong tỷ lệ này có 25 triệu người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số sống ở và gần rừng (FORMIS 2005).
Để giải quyết cả vấn đề gia tăng dân số và mật độ dân số cao (FAO 2010), đặc biệt là ở các vùng đồng bằng ven biển mầu mỡ, chính phủ đã đưa ra các chính sách di dân nông thôn, xây dựng các khu kinh tế mới dựa vào nông nghiệp để thúc đẩy di dân đến các vùng miền núi và hải đảo. Những người di dân thường phá rừng để lấy đất trồng trọt và chăn nuôi làm kế sinh nhai (Desbarats 1987, Oberai 1987, Đặng 2005, Thomas và các cộng sự 2008).
Diện tích đất dành cho sản xuất lương thực và gỗ củi ngày càng phải cạnh tranh với diện tích rừng trồng nhằm cung cấp nguyên liệu cho ngành giấy và gỗ, vì dân số Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng và ngày càng giàu có hơn. Ví dụ, mục tiêu của chính phủ trong việc tự cung cấp hoàn toàn về lương thực thực phẩm cho các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng núi đã đẩy nhanh thực trạng phá rừng lấy đất sản xuất nông nghiệp. Năm 2006, 23 744 ha đất lâm nghiệp đã được khai phá để làm nông nghiệp, đến năm 2008 con số này đã tăng lên 73 762 ha (bảng 1.4). Những chính sách khuyến khích trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều v.v. cũng làm mất đất lâm nghiệp.
Mặt khác, việc di dân từ nông thôn ra các thành phố vì cơ hội việc làm có thể đã đem lại tác động tích cực đối với rừng. Di dân ra thành phố, một trong số ít cơ chế hiện có cho những người muốn có việc làm đem lại thu nhập bằng tiền ổn định để hỗ trợ gia đình của mình vẫn ở lại nông thôn, lại không được công nhận trong các chính sách, chiến lược hay chương trình
3 Xem tại: http:/indexmundi.com/vietnam/demographics_profile.html. profile.html.
quốc gia hiện nay về đói nghèo và môi trường (Bộ LĐTB&XH 1997, Philip 1998, Đặng 1999, 2005). Đặng (2005) nhấn mạnh di dân như là một chiến lược hữu hiệu trong việc giúp các hộ gia đình thoát nghèo, nhất là sau thiên tai, và giúp họ ít phụ thuộc hơn vào các hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp thường rất rủi ro, vì thu nhập và chi tiêu bị chi phối bởi cơ chế giá thị trường - mà nông dân lại không thể kiểm soát được cơ chế đó. Xu thế này cũng tạo ra các cơ hội mới cho phụ nữ bằng cách giúp họ tiếp cận với việc làm bên ngoài và cho phép họ có sự lựa chọn nào đó và độc lập hơn. Phụ nữ trẻ chưa có gia đình di cư từ nông thôn ra thành phố và các khu công nghiệp ngày càng tăng (GSO và UNFPA 2004) dẫn đến một dòng di cư lớn lao động nông thôn ra khỏi ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Điều này có thể dẫn tới những thay đổi cơ bản trong phát triển ngành nông nghiệp và lâm nghiệp.
Điều kiện sống được cải thiện ở Việt Nam và sự phát triển trên toàn cầu làm tăng cầu đối với các sản phẩm gỗ và lâm sản, dẫn đến việc diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp (Xem chi tiết ở Chương 3).
Những nguyên nhân sâu xa của tình trạng mất rừng và suy giảm rừng
Như đã đề cập ở trên,những yếu tố kinh tế chính trị dẫn tới nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp làm mất và suy giảm rừng.Một số yếu tố sâu xa dẫn đến phá rừng sẽ được thảo luận ở mục này trong khi thảo luận về Kinh tế chính trị của Việt Nam sẽ được giải thích ở Chương 3.
Các chính sách phát triển
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến, mất rừng và suy thoái rừng có thể được bắt nguồn từ các chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp và cơ sở hạ tầng như đã chỉ ra ở Bảng 1.4.
Hoạt động SXNN và phát triển cơ sở hạ tầng (như đường xá) có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tiêu cực đến các loài động thực vật. Buôn bán động vật hoang dã, gỗ và lâm sản ngoài gỗ cũng làm tăng các áp lực đối với hệ sinh thái rừng, gây nên những thách thức lớn đối với công tác bảo vệ rừng ở Việt Nam (Delang 2005, TRAFFIC 2008).
Quản lý yếu kém
Quản lý kém hiệu quả của các lâm trường quốc doanh
Trước khi tiến hành công cuộc Đổi mới vào những năm 1990, lâm trường quốc doanh là các đơn vị chủ chốt của nhà nước và thực hiện các hoạt động SXLN gồm khai thác, chế biến, trồng rừng và tái sinh rừng; các lâm trường quốc doanh này cũng đảm bảo cung cấp các dịch vụ công ích để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng ở miền núi. Trong giai đoạn 1961-1990 các đơn vị này quản
Bảng 1.4. Tác động của các chính sách phát triển rừng quốc gia ở Việt Nam
Chính sách Lý do ban hành chính sách Tác động đến rừng và ngiười phụ thục vào rừng 1. Chính sách về phát triển nông nghiệp - NĐ 14/CP, 2 /3/1993, cho phép hộ gia đình vay vốn phát triển SX nông lâm thuỷ sản và phát triển nông thôn.