VNFOREST Mạng lưới REDD QG

Một phần của tài liệu Bối cảnh REDD+ ở Việt nam (Trang 64 - 66)

- Cơ chế khuyến khích khai hoang và quá trình suy thoái gia tăng do thiếu tài chính để đảm bảo các nhân tố đầu

9 Tên chính thức của chiến lược REDD quốc gia là “Chương trình REDD quốc gia” ở Việt Nam (Chính phủ 2011).

VNFOREST Mạng lưới REDD QG

Mạng lưới REDD QG Nhóm công tác kĩ thuật về quản trị lâm nghiệp Nhóm công tác kĩ thuật về thu hút khu vực tư nhân

Nhóm công tác

kĩ thuật về MRV Nhóm công tác kĩ thuật về thực hiện ở địa

phương

Nhóm công tác kĩ thuật về gắn kết

về cơ chế chia sẻ lợi ích vào hoạt động trước tiên ngay sau khi nhóm MRV đi vào hoạt động. Việc triển khai nhóm công tác Thu hút khu vực tư nhân có phần muộn hơn cho thấy mặc dù vai trò và tầm quan trọng của khu vực tư nhân đã được nhiều bên hiểu rõ, việc xác định cách thức hỗ trợ và thu hút nhóm quyền lực này vẫn là thách thức không chỉ ở giai đoạn hoạch định chính sách mà cả trong quá trình thực hiện REDD+. Mặc dù nhóm công tác về Rừng và quản lý nhà nước nhận được sự ủng hộ của chính phủ và các bên liên quan ngay từ khi bắt đầu giai đoạn chuẩn bị REDD+, nhóm công tác này vẫn không được triển khai trước tháng 11/2011. Theo các bên tham gia đã được phỏng vấn thì những thách thức trong việc xác định khái niệm‚ ‘quản lý nhà nước’ , sự phức tạp trong lồng ghép khái niệm này vào bốn nhóm công tác kỹ thuật còn lại và thống nhất về việc tổ chức quốc tế sẽ làm trưởng nhóm công tác này là những nguyên nhân chính dẫn đến chậm trễ. Các bên tham gia phỏng vấn của chúng tôi cho rằng ranh giới giữa UN-REDD và Chương trình

REDD+ QG không rõ ràng. UN-REDD đặt mục tiêu hỗ trợ Chương trình REDD+ QG còn chính phủ lại muốn sử dụng chương trình UN-REDD như kế hoạch tham chiếu. Vấn đề này đã được nhiều bên phỏng vấn đề cập đến đầu tiên và cho rằng đây là nguyên nhân chủ yếu khiến họ giảm cam kết và sự sẵn sàng tham gia vào quá trình hình thành REDD. Ngoài ra, dù 5 nhóm công tác kỹ thuật đều tích cực và đã có được các kết quả giá trị có thể đóng góp vào Chương trình REDD+ QG, những kết quả này không được chính phủ xem xét và lồng ghép vào chương trình quốc gia. Một phần là chỉ có một số ít cán bộ nhân viên chính phủ tham gia và cam kết với mạng lưới này và một phần là do cơ chế báo cáo từ các nhóm lên các cấp trên không rõ ràng. Đồng thời, việc chia sẻ thông tin giữa các nhóm với nhau cũng rất hạn chế.

Việc REDD+ được đề cập đến trong NĐ 99 như một dịch vụ môi trường trong chính sách PES quốc gia sẽ có các tác động nhất định cho các hoạt động

Bảng 4.1. Cơ cấu tổ chức và thể chế cho Chương trình ReDD+ Quốc gia

Các nhóm tác nghiệp kỹ thuật Ngày triển khai Số cuộc họp tại thời điểm

viết báo cáo Trưởng nhóm

Rừng và quản lý nhà nước 21/11/2011 1 VNFOREST và FFI

Thực hiện tại địa phương 20/8/2010 7 SNV và VNFOREST

MRV 21/4/2010 10 FAO và VNFOREST

Chia sẻ lơị ích 28/4/2011 4 VNFOREST và CERDA

Thu hút/gắn kết khu vực tư nhân 20/9/2011 1 Forest Trends và VNFOREST

Bảng 4.2. Ưu điểm và nhược điểm của các phương án tài chính ReDD+

Phương án Ưu điểm Nhược điểm

PA 1. Vận hành qua sử dụng thể chế hiện hành: Quỹ BV&PTR

+ Giảm được chi phí giao dịch khi lập hệ thống mới

+ Tránh được những khó khăn trong vận hành hệ thống mới nảy sinh do thiếu nhân sự

+ Các cư quan DG, tỉnh, địa phương và người dân địa phương đã quen với các thủ tục

– Hội đồng QL quỹ thiếu sự tham gia và ủng hộ của hai chủ thể chính là người mua và người bán

– Quỹ BV&PTR là định chế tài chính nhà nước trong đó chỉ các cơ quan NN tham gia, trong khi REDD+ đòi hỏi tham gia của các bên, kể các tổ chức xã hội dân sự

PA 2. Thành lập hệ

thống mới + Phù hợp với chuẩn mực QT đảm bảo thu, chi của REDD+ chỉ cho các hoạt động của REDD+, tức là nó độc lập với Quỹ BV&PTR

– Chi phí cao vì phải hình thành hệ thống mới – Các cơ quan CHÍNH PHủ không có đủ năng lực cần thiết

trong tương lai. Thứ nhất là, một phần của chương trình PES quốc gia có nghĩa là cơ chế REDD+ phải phù hợp với các cơ chế hiện hành. Các tranh luận hiện nay và các phương án lựa chọn đang được chính phủ xem xét liên quan đến việc có sử dụng quỹ BV&PTR để quản lý các luồng tài chính REDD+ hay không, hay hình thành một hệ thống hoàn toàn mới đáp ứng được các yêu cầu của quốc tế. Mỗi phương án này đều có ưu và nhược điểm riêng (Bảng 4.2) và các bên tham gia có nhận thức rất khác nhau về điều này.

Các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp tỉnh thì nghiêng về phương án 1 trong khi các nhà tài trợ và tổ chức quốc tế thì nghiêng về phương án 2. Việc vừa Đáp ứng yêu cầu quốc tế vừa sử dụng khung chính sách quốc gia hiện hành sẽ tiếp tục là một thách thức đối với Chương trình REDD+ QG.

Một phần của tài liệu Bối cảnh REDD+ ở Việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)