Chia sẻ lợi ích trong bối cảnh của PeS và ReDD+

Một phần của tài liệu Bối cảnh REDD+ ở Việt nam (Trang 66 - 67)

- Cơ chế khuyến khích khai hoang và quá trình suy thoái gia tăng do thiếu tài chính để đảm bảo các nhân tố đầu

9 Tên chính thức của chiến lược REDD quốc gia là “Chương trình REDD quốc gia” ở Việt Nam (Chính phủ 2011).

4.3.2. Chia sẻ lợi ích trong bối cảnh của PeS và ReDD+

phù hợp với các cơ chế hiện hành. Các tranh luận hiện nay và các phương án lựa chọn đang được chính phủ xem xét liên quan đến việc có sử dụng quỹ BV&PTR để quản lý các luồng tài chính REDD+ hay không, hay hình thành một hệ thống hoàn toàn mới đáp ứng được các yêu cầu của quốc tế. Mỗi phương án này đều có ưu và nhược điểm riêng (Bảng 4.2) và các bên tham gia có nhận thức rất khác nhau về điều này.

Các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp tỉnh thì nghiêng về phương án 1 trong khi các nhà tài trợ và tổ chức quốc tế thì nghiêng về phương án 2. Việc vừa Đáp ứng yêu cầu quốc tế vừa sử dụng khung chính sách quốc gia hiện hành sẽ tiếp tục là một thách thức đối với Chương trình REDD+ QG.

4.3. Ý nghĩa của ReDD+ ở Việt Nam4.3.1. ReDD+ và người dân địa phương 4.3.1. ReDD+ và người dân địa phương

UN-REDD (2010) lập luận rằng chương trình REDD+ được thiết kế tốt có thể đem lại các lợi ích đáng kể cho các cộng đồng địa phương. Thay vì phải di chuyển ra khỏi các khu vực bảo tồn, các cộng đồng này có thể đóng vai trò như người bảo vệ rừng trên cơ sở thỏa thuận với chính phủ. Các cộng đồng địa phương có kiến thức và truyền thống bảo vệ rừng có thể được đề nghị trả tiền bù đắp công sức của họ. Tuy nhiên, mặc dù nền kinh tế phát triển mạnh, thành quả phát triển kinh tế không được phân chia đều và công bằng cho 54 dân tộc (Javier và các cộng sự 2008). Cụ thể là, nhóm người Kinh vẫn có xu thế tiếp cận tốt hơn với thông tin, các phương án phát triển và lợi ích.

Những người đã được phỏng vấn nhấn mạnh rằng để REDD+ thành công cần công nhận và tôn trọng quyền và văn hóa của người dân địa phương cũng như sự tham gia của họ. Cho đến nay, các dự án của NGO thành công hơn so với các chương trình dự án chính phủ trong việc xúc tiến các quyền của cộng đồng. Trong khi các đơn vị bảo vệ rừng do các chính quyền địa phương quản lý phải làm việc rất vất vả để thực hiện các quy định của Nhà nước, các quy tắc, luật lệ của thôn bản, cộng đồng liên quan đến bảo vệ rừng vẫn song song tồn tại và luôn được cộng đồng tôn trọng và tuân thủ. Tuy nhiên các luật lệ này không phải lúc nào cũng được các chính quyền địa phương công nhận (Lê 2009).

Các mục tiêu của chương trình REDD+ ở Việt Nam chú trọng ưu tiên vào các vùng suy giảm rừng và có nguy cơ mất rừng. Những ưu tiên trước mắt bao gồm để trồng rừng nhằm bảo tồn đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới, tăng trữ lượng carbon rừng và thực hiện quản lý rừng bền vững. Điều quan trọng là, phần lớn người dân tộc thiểu số lại sống ở các vùng trọng điểm. Vì vậy, Chương trình REDD+ nhận thấy tầm quan trọng của việc thu hút các nhóm người dân tộc thiểu số, các cộng đồng nghèo và phụ nữ tham gia REDD+, và ưu tiên đối với sự tham gia của họ (Tebtebba 2010).

Thử nghiệm FPIC tại tỉnh Lâm Đồng là bằng chứng về cam kết của chính phủ đối với việc thu hút sự tham gia của các cộng đồng địa phương vào REDD+. Tuy nhiên, thiết kế chương trình REDD+ sẽ luôn phải dựa trên cơ chế phải trao quyền cho người dân địa phương bằng cách cung cấp cho họ đầy đủ thông tin về cả các cơ hội và những thách thức mà REDD+ có thể có. Quá trình tham vấn cần phải hiệu quả hơn về cả phương pháp tham gia đã sử dụng và thời gian dành cho các thành viên của cộng đồng thảo luận (Nguyễn và các cộng sự 2010).

4.3.2. Chia sẻ lợi ích trong bối cảnh của PeS và ReDD+ ReDD+

Như đã bàn luận ở Chương 2, Nghị định 99 và dự thảo chương trình REDD+ quốc gia cho rằng các chính quyền địa phương, các cộng đồng sinh sống ở các vùng rừng và các ban quản lý nguồn rừng, các tổ chức bảo vệ rừng nên được cùng chia sẻ lợi ích từ REDD+. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ PES cho thấy sẽ nảy sinh các thách thức trong việc áp dụng các cơ chế chia sẻ lợi ích, đặc biệt là các khoản chi trả dựa trên các quyền đối với rừng. Chia sẻ lợi ích từ rừng luôn không phải là điều dễ dàng. Trong một số hoàn cảnh, các mâu thuẫn nảy sinh giữa chính quyền địa phương – khi thực hiện chính sách giao đất giao rừng với người dân địa phương có truyền thống sử dụng tài nguyên và rừng lâu đời. Sự minh bạch là yếu tố quyết định đối với mọi cơ chế REDD+ và PES nếu muốn đem lại lợi ích thực sự cho các cộng đồng địa phương.

Hệ thống MRV được coi là lý tưởng nhất là nếu bao gồm các cơ chế thu hút các hộ gia đình vào đồng giám sát carbon, đặc biệt là những hộ tham gia bảo vệ rừng. Tuy vậy, các cán bộ, nhân viên chính phủ đã được phỏng vấn nhận định rằng các cộng đồng chỉ có thể thực hiện các biện pháp đơn giản; các công

việc chính xác thì lại cần đến các chuyên gia. Bằng chứng cũng cho thấy chính phủ đang chú trọng nhiều hơn đến các mối liên hệ REDD+ và quản lý rừng cộng đồng. Đây là dấu hiệu tích cực cho rằng sự tham gia của cộng đồng đang được xem xét, nhưng vẫn còn nhiều thách thức để đảm bảo rằng các cộng đồng nghèo nhất cũng có thể được hưởng lợi (Lê 2009).

Một phần của tài liệu Bối cảnh REDD+ ở Việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)