- Cơ chế khuyến khích khai hoang và quá trình suy thoái gia tăng do thiếu tài chính để đảm bảo các nhân tố đầu
7 Xuất phát từ các luật hiện hành hoặc các quyền hiện hữu không đề câp cụ thể về quyền carbon nhưng lại điều chỉnh quyền
không đề câp cụ thể về quyền carbon nhưng lại điều chỉnh quyền hưởng lợi từ lượng carbon thu được hoặc tư sự giảm mất rừng 8 Xuất phát từ các luật hiện hành hoặc các quyền hiện hữu không đề câp cụ thể về quyền carbon nhưng lại điều chỉnh quyền hưởng lợi từ lượng carbon thu được hoặc tư sự giảm mất rừng nảy sinh từ những thoả thuận giữa các bên có thể thực hiện theo các hợp đồng hiện hành hoặc luật hành chính.
ro đầu tư cho các nhà đầu tư và dẫn đến sự thiếu rõ ràng trong các cơ chế chia sẻ lợi ích (nếu có) tiềm năng trong tương lai.
Mặc dù đa số các bên tham gia ở Việt Nam vẫn chưa rõ nên quan niệm quyền carbon là hàng hóa hay quyền, thì khu vực tư nhân ở Việt Nam đang xúc tiến để coi quyền carbon như quyền sử dụng đất và tuyên truyền để ban hành khung pháp luật hỗ trợ quyền này.
Chính phủ nhận thức được rằng có bất cập trong khung khổ pháp luật nhưng lại chọn hướng đi thận trọng thông qua việc chọn làm thí điểm một số dự án trước khi luật hóa các quyền carbon chính thức. Luật Đất đai 2003 quy định cụ thể các quyền làm chủ và quản lý và sử dụng đất. Theo luật, đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu ‘toàn dân’ và do ‘nhà nước’ quản lý. Vì vậy, nhà nước có toàn quyền quản lý và quyết định đối với rừng tự nhiên. Khi đó nhà nước giao, cho thuê hoặc công nhận quyền sử dụng đất và giao các quyền này cho nhân dân. Vì thế, nhà nước có thể điều hành mọi lợi ích, lợi nhuận do rừng tự nhiên đem lại kể cả quyền carbon. Về nguyên tắc, điều này có nghĩa là các chủ rừng sẽ có quyền nhận giá trị gia tăng từ thời điểm họ được giao đất. Ví dụ, tín chỉ carbon được mua trong giai đoạn 1990-2010 trong khi các chủ rừng (hộ gia đình, cộng đồng, lâm trường quốc doanh, khu vực tu nhân) được giao đất vào năm 2005. Trong trường hợp này các chủ rừng sẽ được trả tiền carbon rừng cho giai đoạn 2005- 2010, còn giai đoạn 1990- 2005 sẽ trả cho ngân sách nhà nước hoặc các chủ thể quản lý rừng trước đây. Tuy nhiên, nhà nước vẫn có thể điều tiết một phần tiền này qua thuế và phí. Đồng thời, về nguyên tắc, các chủ rừng cũng có thể chuyển nhượng quyền carbon dù các quy định hiện nay chưa trao quyền này cho chủ rừng tự nhiên. Cũng cần chỉ ra rằng các quy định cụ thể đối với rừng sản xuất như đã quy định trong Luật BV&PTR, như sau: • Trong các trường hợp các chủ rừng đầu tư tiền
của mình vào trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng thì họ sẽ được quyền quyết định khai thác rừng trồng. Sản phẩm rừng trồng của chủ rừng có thể được tự do giao thương trên thị trường. Nếu cây thuộc rừng trồng là cây quý hiếm thì việc khai thác phải tuân thủ các quy định của nhà nước. • Trong các trường hợp rừng trồng bằng vốn ngân
sách nhà nước thì các chủ rừng hoàn tất hồ sơ khai thác và trình cơ quan có thẩm quyền tương ứng để được duyệt.
• Lâm sản thu từ rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường. Nếu cây thu hoạch từ rừng trồng là gỗ quý hiếm thì khai thác phải tuân thủ các quy định của nhà nước.
Những quy định này có nghĩa là chính phủ giữ quyền quyết định đối với carbon ở rừng trồng có sử dụng kinh phí nhà nước, trong khi đó các nhà đầu tư giữ quyền carbon đối với rừng trồng bằng vốn đầu tư tư nhân. Có thể phân những người có thể được hưởng lợi từ quyền carbon thành hai nhóm: những
người hưởng lợi trực tiếp (gồm tổ chức, hộ gia đình
và cá nhân, cộng đồng thuê hoặc được nhà nước giao rừng tự nhiên và những người nhận hợp đồng khoanh nuôi rừng với các cơ quan nhà nước) và
những người hưởng lợi gián tiếp (gồm các cộng đồng
địa phương sinh sống xung quang vùng rừng nhưng có thể không tham gia quản lý rừng trực tiếp) Quá trình xác định quyền carbon thu hút sự tham gia của nhiều bên vì có thể coi sản xuất/bảo tồn carbon như là chuỗi giá trị gia tăng mà mỗi bước của quá trình đó có nhiều loại quyền, cơ quan và quyền lực tham gia. Các quyết định tổng hợp này dẫn đến định nghĩa cuối cùng về ‘quyền carbon’. Một số bước gồm các quyền hiện hữu và các quy định về sử dụng đất và thay đổi mục đích sử dụng đất, trong khi đó cũng có một số quyền mới xuất hiện. Cách nhìn nhận quá trình này phù hợp với khung phân tích do Van Noordwijk và các cộng sự (2010) đề xuất và được cập nhật ở Biểu đồ 2.4.
Như Biểu đồ 2.4 cho thấy có nhiều đối tượng tham gia vào sản xuất và bảo vệ carbon rừng ở các cấp, độ khác nhau; do đó các mối quan hệ và thoả thuận cũng rất phức tạp đối với việc kiểm soát sản phẩm cuối cùng. Các quy tắc hiện hành cần được bổ sung thêm những quy tắc mới, được quyết định và chi phối bởi chiến lược REDD+ quốc gia, Chương trình Hành động Thích ứng và Giảm thiểu Phù hợp với Địa phương (Locally Appropriate Adaptation and Mitigation Actions (viết tắt là LAAMA), chương trình Hành động Giảm thiểu Phù hợp với Quốc gia (Nationally Appropriate Mitigation Actions, viết tắt là NAMA) và chương trình Hành động Giảm thiểu phù hợp Toàn cầu (Globally Appropriate Mitigation Actions, viết tắt là GAMA).
Các bên tham gia không chỉ phải quan tâm đến các quyền của riêng mình mà còn phải tôn trọng của các bên khác để có thể cùng tạo ra sản phẩm cuối cùng là tín chỉ các bon. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt được
sự thoả thuận và cần cân nhắc những khía cạnh nào là những câu hỏi quan trọng còn tồn tại. Khung pháp lý trong và ngoài nước vẫn chưa hoàn chỉnh mặc dù đã có những quy định và hướng dẫn rõ ràng về các quyền liên quan đến các hoạt động thay đổi trữ lượng carbon.
2.3.4. Các quy định pháp luật đối với quản lý rừng của hộ gia đình và cộng đồng và mối quan hệ với của hộ gia đình và cộng đồng và mối quan hệ với xóa đói giảm nghèo
Hiện 23% số xã của Việt Nam được xác định là các xã nghèo. Tỷ lệ này được tính tương đương với 50% diện tích đất tự nhiên và 66% diện tích đất lâm nghiệp. Trước những năm 1960, quản lý rừng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng rất phổ biến ở các vùng sâu, vùng xa và vùng cao. Tuy nhiên, vào những năm 1960, nhà nước đã áp dụng sự kiểm soát tập trung đối với rừng và các hợp tác xã nông nghiệp đã dần thay thế phương thức quản cộng đồng. Kết quả là các chuẩn mực và quy tắc/ hương ước địa phương dần biến mất ở một số nơi. Vào đầu những năm 1991–1993, sự kiểm soát hoàn toàn của nhà nước đối với rừng đã dần thay đổi và các hộ gia đình được giao thay các lâm trường quốc doanh thực hiện công tác quản lý rừng tự nhiên (Sikor and Apel 1998). Luật BV&PTR 1994 thể
hiện sự sẵn sàng của chính phủ trong việc hỗ trợ lâm nghiệp cộng đồng và dự định giải quyết hai vấn đề lớn. Vấn đề thứ nhất là các mô hình lâm nghiệp cộng đồng do bên ngoài ảnh hưởng và áp đặt đã thất bại do không phù hợp với các các chuẩn mực, văn hóa và hệ thống tổ chức và chính quyền của người dân địa phương, chính vì vậy người dân không thể quản lý rừng hiệu quả (Gilmour 1998). Vấn đề thứ hai là việc xoá bỏ chế độ hạn ngạch khai thác đối với phần lớn các lâm trường quốc doanh đã khuyến khích chặt rừng bất hợp pháp, từ đó làm giảm nguồn thu của cộng đồng làm lâm nghiệp (Sunderlin và Huỳnh 2005). Hơn nữa, chương trình trồng rừng quốc gia cũng hạn chế các cộng đồng tiếp cận rừng và họ trở thành lao động làm thuê trong ngành lâm nghiệp, đối mặt với cảnh đói nghèo. Trong khi trên thực tế, cộng đồng lâm nghiệp rất có tiềm năng trong việc sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên rừng một cách có hiệu quả và nếu có chế chia sẻ lợi ích phù hợp, lợi nhuận thu được cho cộng đồng có thể đạt được mức cao hơn.
Luật Đất đai 2003 và Luật BV&PTR đã phần nào cải thiện được tình hình thông qua chính sách giao đất trong đó có giao đất lâm nghiệp cho các cộng đồng bên cạnh việc giao cho các hộ gia đình. Sự thay
Quyền đối với: Ô/Thửa Thôn bản Cảnh quan Đất nước Tổ chức quốc tế