- Cơ chế khuyến khích khai hoang và quá trình suy thoái gia tăng do thiếu tài chính để đảm bảo các nhân tố đầu
9 Dự tính rừng để trồng 1 ha cao su cần khai phá 1,4 ha rừng tự nhiên vì sẽ phải chuyển đổi cả đất để xây ưng cơ sở hạ tầng
nhiên vì sẽ phải chuyển đổi cả đất để xây ưng cơ sở hạ tầng...
Những ngành chủ đạo này sẽ tiếp tục gây áp lực lên đất lâm nghiệp. Chính sách tự do hoá thương mại đã tạo ra những động lực lớn để các công ty trong và nước ngoài mở rộng các hoạt động trong và ngoài nước, bao gồm cả các lĩnh vực liên quan đến lâm sản. Chính phủ nhận thấy nhu cầu cần phải thúc đẩy và nâng cao hơn nữa đóng góp và hiệu quả kinh tế của ngành lâm nghiệp dù hiện nay kết quả báo cáo vẫn coi là chưa hiệu quả về mặt kinh tế (Đoàn và các cộng sự 2005). Tuy nhiên, việc tham gia AFTA và WTO đã đặt đất nước vào thế phải cạnh tranh quốc tế trong thương mại lâm sản. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, chính phủ đã nỗ lực để tự do hoá các quy chế thương mại. Tuy nhiên, để ngành chế biến lâm sản có thể cạnh tranh không đơn giản vì phải phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Để giảm chi phí và tăng lợi nhuận các doanh nghiệp phải tìm kiếm nguyên liệu trong nước và từ đó dẫn đến việc chặt phá rừng.
3.3.3 Công nghiệp chế biến gỗ
Giá trị gỗ và lâm sản tăng nhanh thể hiện sự đóng góp lớn của ngành vào nền kinh tế quốc gia. Việt Nam là nước đứng thứ tư trên thế giới về xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ và ngành công nghiệp gỗ - cụ thể là đồ gỗ gia dụng - là ngành đứng thứ năm về thu ngoại tệ (ProForest 2009). Giá trị xuất khẩu tăng trung bình 28%/năm trong giai đoạn 2001– 2009 (GSO 2009, CIEM 2010). Ví dụ, Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ gia dụng sang 120 quốc gia với tổng kim ngạch USD 2,8 tỷ (Forest Trends 2010). Việt Nam cũng xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn dăm gỗ với kim ngạch đạt khoảng USD 3,5 tỷ (Paper Index Times 2009). Ngành công nghiệp chế biến gỗ tăng trưởng 400% thời kỳ 2005-2009. Ba thị trường sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản, chiếm gần 80% tổng giá trị xuất khẩu của ngành (Bảng 3.2).
Bảng 3.1. Diện tích và xuất khẩu cà phê, cao su ở Việt Nam 1995–2009
1995 2000 2005 2008 2009
Cà phê (ha) 186 400 561 900 497 400 530 900 537 000
Xuất khẩu cà phê (tấn) 248 100 733 900 912 700 1 061 000 1 183 500
Cao su (ha) 278 400 412 000 482 700 631 500 674 200
Xuất khẩu cao su (tấn) 138 100 273 400 554 100 659 000 731 400
Bảng 3.3. Dự báo tiêu dùng sản phẩm gỗ công nghiệp của Việt Nam