II Đất trống, đồi núi trọc kho có rừng C1Ia (cỏ, mía)
3Es và thực hiện rEdd+ ở Việt Nam
5.2.2 Các cơ chế giảm ‘rò rỉ’
‘Rò rỉ’ là vấn đề chủ chốt đối với thực hiện REDD+ ở cả cấp quốc gia và khu vực (Angelsen 2008). Những nguyên nhân rò rỉ ở Việt Nam là; 1) khai thác bất hợp pháp trong nước và xuyên biên giới/ khu vực; và 2) chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cây công nghiệp (Hoàng và các cộng sự 2010). Các vấn đề rò rỉ vẫn là những vấn đề khó giải quyết nhất cả về thu thập số liệu và tranh luận chính trị. Đa số những người được phỏng vấn nhận thấy rằng
Việt Nam nên tổ chức một diễn đàn liên chính phủ để xử lý các khía cạnh khu vực liên quan đến việc sự sẵn sàng và thực hiện REDD+. Diễn đàn này được cho là đặc biệt cần thiết vì các nhân tố gây mất rừng và suy giảm rừng trong khu vực và những hậu quả của hành vi dịch chuyển - ‘rò rỉ’ này cùng có tác động lên nhiều quốc gia, trong khi hiện nay không hề có chiến lược giảm thiểu được công nhận. Chương trình UN-REDD đặt mục tiêu lượng hóa rò rỉ liên biên giới thông qua việc kết hợp và phân tích số liệu hiện có cũng như thông qua đối thoại khu vực. Việt Nam cũng có kế hoạch thành lập Ủy Ban REDD Sông Mekong với mục tiêu thiết lập đối tác liên chính phủ của các nước tiểu vùng sông Mekong nhằm tránh rủi ro của phát thải khí nhà kính trong khung khổ của REDD. Quan niệm về dự án để thành lập một cơ quan hỗ trợ kỹ thuật với mục tiêu này đã được soạn thảo và trình tại Phiên họp thứ hai của Ủy ban Thành viên FCPF tại Panama tháng 3 năm 2009. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã thăm Lào tháng 10 năm 2011 và hai bên đã nhất trí phát triển một chương trình hợp tác toàn diện, gồm cả REDD+, FLEGT, xây dựng năng lực, trồng rừng và giám sát rừng. Bộ công Thương sẽ chỉ đạo một hiệp định thương mại song phương bao gồm cả các thủ tục minh bạch để xuất, nhập khẩu gỗ. Bộ trưởng bộ NN&PTNT cũng đã thăm Campuchia vào đầu tháng 12 năm 2011 và nhất trí cấp tốc phát triển một Bản ghi nhớ về chống khai thác gỗ trái phép và vận tải qua biên giới. Các trao đổi vẫn tiếp diễn nhưng các bên vẫn chưa tiến tới một hiệp định giữa 4 thành viên tiềm năng là Camphuchia, Việt Nam, Lào và Thái Lan (Scheyvens 2010). Để xử lý vấn đề khai thác gỗ trái phép Việt Nam và các nước khác trong khu vực đang phối hợp nỗ lực thông qua cơ chế của FLEGT, nhưng trọng tâm là ‘thương mại’ chứ không phải là vấn đề “quản trị”.
Hơn nữa, vì cam kết này là tự nguyện, không có các giải pháp chính sách nào được đưa ra. Việc xử lý các vấn đề khai thác gỗ trái phép cũng có thể có các hiệu ứng nghịch đối với người dân địa phương mà cuộc sống của họ phụ thuộc vào khai thác gỗ đó (Phạm và các cộng sự, sẽ xuất bản). Giải quyết nguyên nhân rò rỉ thứ hai đòi hỏi chính phủ phải thực hiện một phân tích về sự đánh đổi và hài hòa giữa các mục tiêu giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Cuối cùng, liệu Việt Nam có thể giảm phát thải được hay không chủ yếu dựa vào việc thực hiện các chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế và REDD+. Hơn nữa, như Hoàng và các cộng sự
(2010) đã chỉ ra, mặc dù Việt Nam thường bị chỉ trích là phải có trách nhiệm đối với mất rừng và suy thoái rừng ở các nước láng giềng, Lào và Campuchia, thực tế phức tạp hơn mô tả nhiều và đòi hỏi phải có đánh giá toàn diện.
Vào nửa cuối những năm 1990, nhiều công ty sản xuất đồ gỗ gia dụng của Việt Nam đã phụ thuộc chủ yếu vào gỗ được khai thác, có thể là trái phép và không bền vững từ Lào và Campuchia. Tuy nhiên, một số công ty này đã chọn việc tiếp tục hoạt động ở Việt Nam nhưng chuyển sang các nguồn hợp pháp và thể hiện sự quan tâm tới quản lý bền vững (ProForest 2009).
Việt Nam vẫn sẽ phụ thuộc vào gỗ nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu, đặc biệt là cho công nghiệp đồ gỗ gia dụng, bởi vì rừng tự nhiên trong nước chủ yếu cung cấp gỗ có đường kính nhỏ phù hợp hơn với công nghệp chế biến dăm gỗ. Cung cấp gỗ chủ yếu của Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ các nguồn có nguy cơ phi pháp, có nghĩa là việc kiểm soát tính hợp pháp/xuất xứ gỗ nhập khẩu là cần thiết (ProForest 2009). Hiện tại, chính phủ đang đàm phán VPA với EU và làm việc nhằm cải thiện khung pháp lý để giải quyết vấn đề này. Điều đó cho thấy cam kết từ chính phủ Việt Nam nhưng không thể đảm bảo giải quyết được vấn đề.