- Cơ chế khuyến khích khai hoang và quá trình suy thoái gia tăng do thiếu tài chính để đảm bảo các nhân tố đầu
1994 Triển khai hàng loạt chính sách, luật và văn bản dưới luật về buôn bán động vật hoang dã để đưa quốc gia gần hơn tới việc thực
2.2.1. Hệ thống quản lý rừng
Quản lý lâm nghiệp được điều tiết bởi khung pháp luật quy định thông qua Nghị định số 23/2006/ NĐ-CP. Nghị định này quy định 4 cấp độ quản lý lâm nghiệp, gồm các cơ quan là các cấp và các bộ khác nhau chủ yếu là hai Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT (Bảng 2.3).
Nhìn chung, các nhiệm vụ được phân chia giữa các cấp như sau:
Ở cấp trung ương: Chính phủ giữ quyền quản lý
chung về bảo vệ rừng và phát triển rừng trên toàn quốc với Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm trước chính phủ. Trước năm 2010, trách nhiệm này do hai cơ quan chuyên trách đảm nhận là Cục Lâm Nghiệp và Cục Kiểm Lâm thuộc Bộ NN&PTNT. Tháng 1 năm 2010, để tránh chồng chéo và tăng cường sự
phối hợp, Bộ NN&PTNT đã thành lập Tổng cục lâm nghiệp (VNFOREST) được giao nhiệm vụ tư vấn và hỗ trợ bộ trưởng trong công tác quản lý rừng của quốc gia (Quyết định 04/2010/QDTTg). Bộ TN&MT (MONRE) cũng là một cơ quan chủ chốt, chịu trách nhiệm về thực hiện các chính sách đất đai và rừng. Bộ TN&MT chịu trách nhiệm về quản lý đất đai trong khi Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm về quản lý rừng.
Ở cấp tỉnh: Các UBND tỉnh thực hiện chức năng
quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. Các chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước thủ tướng chính phủ về các vấn đề liên quan đến quản lý các nguồn tài nguyên rừng của nhà nước ở địa phương mình (tỉnh và thành phố). Các sở, ngành của Bộ NN&PTNT tại tỉnh gọi là các sở NN&PTNT có chi cục lâm nghiệp giúp việc cho UBND thực hiện các nhiêm vụ của họ.
Ở cấp huyện: các UBND huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng thuộc địa bàn huyện. Các chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về các trường hợp tổn hại và mất rừng trên địa bàn của huyện mình. Các UBND huyện giao các phòng nông nghiệp thực hiện các nhiệm vụ này. Mỗi phòng nông nghiệp được giao một hoặc 2 biên chế cán bộ lâm nghiệp thực hiện nhiệm vụ theo dõi các hoạt động lâm nghiệp.
Ở cấp xã: các UBND xã thực hiện chức năng quản
lý nhà nước đối với công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng trên địa bàn xã. Các chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm trước UBND huyện về những thiếu sót trong quản lý gây suy giảm và mất rừng trên địa bàn xã mình. Các xã giao một chuyên viên chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ này. Mặc dù Luật BV&PTR quy định rằng các xã nằm ở các vùng
Bảng 2.3. Hệ thống quản lý rừng và đất lâm nghiệp ở Việt Nam
Cấp 1: Trung ương Chính phủ trung ương
Bộ NN&PTNT, Tổng cục trưởng Tổng Cục LN Bộ TN&MT Cấp 2: Tỉnh UBND tỉnh
Sở NN&PTNT
Chi cục Kiểm Lâm Chi cục Lâm Nghiệp
Sở TN&MT
Cấp 3: Huyện UBND huyện
Trạm kiểm lâm Phòng NN&PTNT Phòng TN&MT
Cấp 4: Xã UBND xã
rừng phải có chuyên viên về rừng, những hạn chế về ngân sách đã không cho phép nhiều xã có cán bộ này (de Jong và các cộng sự 2006).
Dưới xã là hệ thống không chính thức được lãnh đạo bởi các trưởng thôn bản. Trưởng thôn bản là các cầu nối quan trọng giữa luật pháp quốc gia và các luật lệ, hương ước hiện hành. Trong nhiều nghiên cứu (Ví dụ, Phạm và các cộng sự 2009), mức độ tham gia hoạt động của các trưởng thôn được coi là nhân tố quyết định thành công hay thất bại của các chương trình trồng rừng.
Ngoài hệ thống thứ bậc pháp quy còn có hệ thống khuyến lâm giúp các chủ rừng quản lý các nguồn lợi của họ. Dịch vụ khuyến lâm không chỉ do hệ thống khuyến lâm của nhà nước cung cấp mà các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng tham gia cung cấp các dịch vụ này. Trên thực tế, các dịch vụ khuyến lâm do các cơ quan khác thực hiện thường hiệu quả hơn so với dịch vụ của nhà nước (de Jong và các cộng sự 2006). Các tổ chức khuyến lâm tự nguyện ở cấp địa phương đang dần được thiết lập dưới sự kiểm soát của các tổ chức đoàn thể xã hội và hiệp hội nghề nghiệp (de Jong và các cộng sự 2006; Biểu đồ 2.3). Như đã nhận định ở trên, cho đến đầu những năm 1990, các lâm trường quốc doanh đóng vai trò quan trọng trong ngành lâm nghiệp và đời sống của nhiều người dân sống trong vùng quản lý của họ. Bốn mươi phần trăm đất lâm nghiệp thuộc quyền kiểm soát của các lâm trường quốc doanh vào những năm 1990.
Cùng với những nỗ lực cải cách khác, các lâm trường quốc doanh đã tách các chức năng công tư đồng thời chuyển đổi các lâm trường quốc doanh còn lại sang chế độ tự chủ và có thể hoạt động kinh doanh thương mại trên nguyên tắc quản lý rừng bền vững (EASRD Ghi chép kỹ thuật 2005, NĐ 2000 (2004)5, Artemiev 2003, World Bank 2003).