Chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia

Một phần của tài liệu Bối cảnh REDD+ ở Việt nam (Trang 53 - 54)

- Cơ chế khuyến khích khai hoang và quá trình suy thoái gia tăng do thiếu tài chính để đảm bảo các nhân tố đầu

Bối cảnh chính trị, kinh tế của sự mất rừng và suy thoái rừng ở Việt Nam

3.3. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia

quốc gia

Vừa qua Chính phủ Việt Nam đã soạn thảo Chiến lược PTKTXH cho giai đoạn 2011–2020. Đây là một trong những văn kiện trung ương đưa ra chủ trương đường lối phát triển quốc gia trong 10 năm tới. Văn kiện này được xây dựng dựa trên chiến lược quốc gia về PTKTXH giai đoạn trước 2001–2010, và đặt mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và đặt nền móng cho công cuộc công nghiệp hoá toàn diện vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu đó, chiến lược chú trọng vào phát triển nguồn nhân lực thông qua tăng cường năng lực khoa học và công nghệ. Những ưu tiên khác gồm tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường, hình thành các thể chế cơ bản và bảo đảm an toàn cho hoạt động hài hoà và hiệu quả. Chiến lược cũng đề cập đến xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường an ninh quốc phòng.

Chiến lược phát triển của giai đoạn trước (2001– 2010) đã rất chú trọng đến đảm bảo việc cơ sở hạ tầng đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh. Kế hoạch PTKTXH giai đoạn 2005–2010 dự kiến Việt Nam sẽ được ‘công nghiệp hoá vào năm 2020’, với mục tiêu đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng của một nước thu nhập thấp

và tăng GDP bình quân đầu người từ khoảng USD 622 năm 2005 lên USD 1050 – USD 1100 năm 2010. Hơn nữa, Kế hoạch PTKTXH 2005-2010 cũng đặt mục tiêu tăng cường vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước, để có thể làm chủ các lĩnh vực kinh tế then chốt với nhiệm vụ đổi mới và phát triển các DNNN nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, chiến lược cũng dự tính trước sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của khu vực kinh tế tập thể, cá thể, khu vực kinh tế quy mô nhỏ, khu vực kinh tế tư bản tư nhân và đầu tư nước ngoài. Với Chiến lược cho giai đoạn 2011–2020, chính phủ nêu bật tầm quan trọng của công tác quản lý kinh tế vĩ mô và môi trường chính trị ổn định. Trọng tâm ‘tính bền vững’ rõ ràng của chiến lược phản ánh sự nhận thức ngày càng cao của chính phủ rằng tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá không thể tồn tại nữa. Cụ thể, vì Việt Nam là nước dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, chiến lược nhận thấy rằng điều quan trọng là phải xây dựng quy trình quy hoạch của đất nước thích ứng với biến đổi khí hậu. Chiến lược khuyến khích khu vực tư nhân phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và hỗ trợ họ khỏi thói quan liêu và cạnh tranh không công bằng với các DNNN; mặc dù các DNNN sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, họ cũng phải tuân thủ nguyên tắc thị trường. Những ưu tiên của chính phủ trong dự thảo chiến lược gồm thúc đẩy giảm nghèo và xây dựng dân chủ CNXH nhằm phát triển nhanh và bền vững, cải thiện các trường đại học và các trường nghề, và vận động phòng chống có hệ thống đối với tham nhũng để đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường quốc gia.

Một phần của tài liệu Bối cảnh REDD+ ở Việt nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)