Phát triển cà phê và cao su

Một phần của tài liệu Bối cảnh REDD+ ở Việt nam (Trang 54 - 55)

- Cơ chế khuyến khích khai hoang và quá trình suy thoái gia tăng do thiếu tài chính để đảm bảo các nhân tố đầu

Bối cảnh chính trị, kinh tế của sự mất rừng và suy thoái rừng ở Việt Nam

3.3.2 Phát triển cà phê và cao su

Những cải cách trong ngành nông nghiệp có đóng góp lớn làm tăng xuất khẩu, và giúp Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê, cao su và tiêu lớn nhất thế giới.

Xuất khẩu cao su xếp thứ 3 trong số các nông sản xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 2.9% tổng kim ngạch xuất khẩu (Nguyễn và các cộng sự 2008). Công nghiệp cao su có tiềm năng phát triển lâu dài và tiếp tục thu hút đầu tư. Để duy trì vị trí của mình trên thị trường quốc tế, Việt Nam cần phải sản xuất cây giống chất lượng cao, có khả năng chịu được những điều kiện biến đổi khí hậu; áp dụng tiến bộ trong công nghệ trồng; giảm chi phí sản xuất; và nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời, Việt Nam cũng cần phát triển các vùng sản xuất kinh tế chưa phát triển như Tây Nguyên và Tây bắc. Để làm được việc đó cần cải thiện cơ sở hạ tầng gồm mạng lưới giao thông, các công trình thuỷ lợi mặc dù việc đó sẽ làm giảm diện tích rừng.

Từ năm 2005 đến 2009, diện tích cao su tăng trung bình 7%/năm. Trong cùng kỳ, khối lượng cao su xuất khẩu tăng 500% (Bảng 3.1). Với QĐ số 750/ QDTTg, ngày 3/6/2009, chính phủ đặt mục tiêu ổn định tổng diện tích cao su ở 800 000 ha vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu này sẽ phải trồng thêm 220 000 ha, do đó phải chuyển đổi 308 000 ha9 đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp chất lượng xấu hoặc đất chưa sử dụng.

Từ năm 1995, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê nổi tiếng. Trong một số năm xuất khẩu cà phê đã đem lại lãi lớn cho người trồng khi giá cà phê thế giới cao. Điều đó đã khuyến khích người sản xuất nhanh chóng mở rộng diện tích cà phê. Kết quả là từ năm 1995 đến 2009, diện tích cà phê đã tăng gần 300%, trong khi đó khối lượng xuất khẩu cà phê tăng gần 500% (bảng 3.1). Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang 88 nước và chiếm vị trí lớn thứ hai trên thế giới.

Một phần của tài liệu Bối cảnh REDD+ ở Việt nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)