- Cơ chế khuyến khích khai hoang và quá trình suy thoái gia tăng do thiếu tài chính để đảm bảo các nhân tố đầu
5 Các mục tiêu của NĐ 2000 gồm: 1) sử dụng đất và các nguồn rừng hiệu quả và bền vững hơn; 2) Nâng cao hiệu quả hoạt động
rừng hiệu quả và bền vững hơn; 2) Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các lâm trường quốc doanh; và 3) cải thiện các cơ hội kinh tế và xã hội ở các vùng có lâm trường quốc doanh. Nghị định được xây dựng trên nguyên tắc tách các hoạt động vì lợi ích công khỏi các hoạt động thương mại. Các lâm trường quốc doanh thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ yếu sẽ hoạt động theo cơ chế thị trường, còn các lâm trường quốc doanh mà các hoạt của chúng chủ yếu phục vụ lợi ích công sẽ chuyển thành các ban quản lý rừng phòng hộ. Nghị định quy định rằng nhà nước sẽ chỉ cấp vốn đầu tư cần thiết cho rừng ph và rừng đặc dụng còn các lâm trường quốc doanh thua lỗ trên 3 năm hoặc không thể đảm bảo sang cung cấp các dịch vụ công ích sẽ bị giải thể.
Công cuộc cải cách đã giảm được một số lượng đáng kể các lâm trường quốc doanh không sinh lời, các lâm trường quốc doanh này một số được chuyển sang hình thức khác và một số bị giải thể (Sunderlin và Huỳnh 2005, Jong và các cộng sự 2006). Mặc dù vậy, do thiếu số liệu thống kê quốc gia tin cậy và cập nhật về các lâm trường quốc doanh, Bộ NN&PTNT nhận định rằng đến tháng 5 năm 2005 còn 362 lâm trường quốc doanh trong số 370 lâm trường quốc doanh vẫn còn hoạt động vào thời điểm năm 2002. Công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói chung có tác động lớn đến cải cách lâm trường quốc doanh. Công cuộc này được thực hiện ở ba giai đoạn (Xem bảng 2.4). Mặc dù cuộc cải cách ban đầu dự kiến phân chia và giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, nhưng trên thực tế ở nhiều tỉnh, lâm trường quốc doanh vẫn giữ nhiều đất lâm nghiệp và tiếp tục sử dụng các nguồn lực thiếu hiệu quả.
Tiếp tục công cuộc cải cách DNNN của chính phủ, Bộ NN&PTNT và Bộ Tài chính đã ra thông tư liên tịch 109 để hướng dẫn thực hiện Quyết định 187, trong đó chính phủ dự định cải cách lâm trường quốc doanh bằng việc tách bạch các chức năng ‘quản lý hàng hoá công’ và các hoạt động kinh doanh. Mặc dù hệ thống đã chỉ rõ rằng chính phủ ủng hộ phi tập trung hoá, vẫn còn 4 thách thức chủ yếu trong quá trình thực hiện phân cấp. Một là, năng lực của các quan chức chính phủ và chính quyền hạn chế (UN-REDD và Bộ NN&PTNT 2010). Mặc
Bảng 2.4. Cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 1990–1993 1994–1997 1998–present Tập trung vào tổ chức lại và tăng cường hoạt động SXKD ở khu vực DNNN (QĐ 315/ HDBT, NĐ 388/ HDBT) Tập trung vào tổ chức lại các DNNN và liên hiệp DN để thành lập các tập đoàn và các công ty cổ phần (QĐ90/TTg, NĐ28/ CP) Tập trung vào đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá DNNN Nguồn: EASRD 2005