Sử dụng kết hợ p2 chế phẩm enzym: pectinase và cellulase

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm enzym thủy phân trong sản xuất nước ép Carro (Trang 111 - 116)

- PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN:

4.3.2Sử dụng kết hợ p2 chế phẩm enzym: pectinase và cellulase

4.3 Nghiên cứu quá trình xử lí nước ép carrot khi sử dụng tổ hợ p2 chế phẩm

4.3.2Sử dụng kết hợ p2 chế phẩm enzym: pectinase và cellulase

4.3.2.1 Chọn hàm lượng 2 chế phẩm khi sử dụng kết hợp:

- Do nhiệt độ hoạt động tối ưu của Pectinex Ultra SP_L là 400C của Cellulast 1.5L là 450C nên để tiến hành thí nghiệm, chúng tơi chọn giá trị nhiệt độ 400C. Đây là nhiệt độ mà enzym Pectinex Ultra SP_L hoạt động tối ưu và enzym Cellulast 1.5L hoạt động tương đối tốt.

- Chúng tơi cho mẫu carrot đã xay nghiền như quy trình trang 47 vào mỗi erlen, chỉnh pH về 4.5. Thực hiện phản ứng thủy phân ở nhiệt độ 400C, thời gian 60 phút, hàm lượng chế phẩm enzym thay đổi như ở bảng 3.6. Mẫu đối chứng được thực hiện song song với mẫu thí nghiệm (khơng sử dụng enzym, khơng chỉnh pH, pH mẫu là 6.5)

Bảng 4.17: Ảnh hưởng hàm lượng chế phẩm Pectinex Ultra SP_L và Cellulast 1.5L đến hiệu suất thu hồi chất chiết

Tỉ lệ PectinexUltra SP_L (%w/w) : Cellulast 1.5L (%w/w) Đối chứng 0.02: 0.02 0.02: 0.04 0.02: 0.06 0.04: 0.02 0.04: 0.04 0.04: 0.06 HSTHCC (%) 51.1g 66.9f 69.4e 70.1d 73.1c 74.0b 74.1a

a,b,c,d,e,f: các giá trị cĩ cùng chữ viết phía trên trong cùng một hàng thì khơng khác nhau cĩ nghĩa với p < 0.05

Nhận xét: Qua bảng 4.17, chúng tơi thấy khi sử dụng kết hợp chế phẩm Pectinex Ultra SP_L và Cellulast 1.5L thì hiệu suất thu hồi chất chiết tăng từ 51.1% đến 74.1%. Ở 2 mẫu thí nghiệm với tỉ lệ Pectinex Ultra SP_L: Cellulast 1.5L (%w/w) là 0.04:0.04 và 0.04:0.06; hiệu suất thu hồi chất chiết chỉ lệch nhau 0.1%. Với hàm lượng enzym Pectinex Ultra SP_L là 0.04% và Cellulast 1.5L là 0.04% thì hiệu suất thu hồi chất chiết tăng 22.9% so với mẫu đối chứng. So với kết quả xử lí nguyên liệu bởi một chế phẩm enzym thì hiệu suất thu hồi chất chiết khi kết hợp 2 chế phẩm cũng tăng cao hơn hẳn, đĩ là do sự tác động đồng thời của hai hệ enzym pectinase và cellulase. Một số tác giả khác cũng thu được kết quả tương tự.

- Theo Alkorta và cộng sự (1998), khi nghiên cứu quá trình xử lí nguyên liệu táo, nếu sử dụng kết hợp chế phẩm Pectinex Ultra SP_L và Cellulast 1.5L đã nâng cao hiệu suất lên gần gấp đơi so với mẫu đối chứng khơng sử dụng enzym. [47]

- Khi nghiên cứu trên quả bưởi chùm, Mark R.Wilkin và cộng sự (2007) cho thấy khi kết hợp Pectinex Ultra SP_L và Cellulast 1.5L sẽ cho hàm lượng đường cao hơn là xử lí riêng lẻ một enzym.[61]

- Tuy nhiên cần lưu ý là tổ hợp Pectinex Ultra SP_L và Viscozym L cho hiệu suất thu hồi chất chiết cao hơn tổ hợp Pectinex Ultra SP_L, Cellulast 1.5L khi tỉ lệ 2 chế phẩm trong tổ hợp là tương tự nhau.

- Như vậy đối với carrot, chúng tơi chọn hàm lượng Pectinex Ultra SP_L là 0.04% và Cellulast 1.5L là 0.04% khi sử dụng kết hợp chúng.

4.3.2.2 Chọn thời gian thủy phân:

- Để khảo sát chọn thời gian khi sử dụng kết hợp 2 chế phẩm enzym, chúng tơi cho mẫu carrot đã xay nghiền như quy trình trang 47 vào mỗi erlen, chỉnh pH về 4.5. Thực hiện phản ứng thủy phân ở nhiệt độ 400C khi sử dụng kết hợp chế phẩm Pectinex Ultra SP_L và Cellulast 1.5L. Hàm lượng enzym sử dụng kết hợp: Pectinex Ultra SP_L 0.04%w/w và Cellulast 1.5L 0.04%w/w. Thời gian thủy phân thay đổi lần lượt là : 15, 30, 45, 60, 75 phút. Mẫu đối chứng thực hiện song song với mẫu thí nghiệm (khơng bổ sung enzym, khơng chỉnh pH, mẫu đối chứng cĩ pH = 6.6, thời gian phản ứng là 0 phút). Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng 4.18

Bảng 4.18:Ảnh hưởng thời gian hoạt động của Pectinex Ultra SP_L và Cellulast 1.5 L đến hiệu suất thu hồi chất chiết

Thời gian (phút) Đối chứng 15 30 45 60 75 HSTHCC (%) 51.5f 77.3a 75.3e 75.4d 76.0b 76.1b

a,b,c,d,e,f: các giá trị cĩ cùng chữ viết phía trên trong cùng một hàng thì khơng khác nhau cĩ nghĩa với p < 0.05

Nhận xét: Bảng 4.18 cho ta thấy ảnh hưởng thời gian xúc tác của 2 chế phẩm enzym đến hiệu suất thu hồi chất chiết là đáng kể. Hiệu suất thu hồi chất chiết tăng cao sau 15 phút thủy phân, tăng từ 51.5% lên 77.3%, tức tăng 25.8% so với mẫu đối chứng. Sau đĩ hiệu suất thu hồi chất chiết giảm dần. Cĩ lẽ do quá trình thủy phân của Cellulast 1.5L tạo các sản phẩm như cellobiose, glucooligosaccaride và chúng ức chế Cellulast 1.5L do hiện tượng kìm hãm ngược nên hiệu suất thu hồi dịch chiết giảm nhẹ khi thời gian phản ứng kéo dài đến 30, 45, 60, 75 phút. Từ các kết quả trên chúng tơi chọn thời gian xử lý là 15 phút.

4.3.3 Sử dụng kết hợp 2 chế phẩm hemicellulase và cellulase 4.3.3.1 Chọn hàm lượng 2 chế phẩm khi sử dụng kết hợp:

- Đối với trường hợp sử dụng kết hợp Viscozym L và Cellulast 1.5L, chúng tơi tiến hành chọn nhiệt độ thủy phân là 450C, pH = 4.5, thời gian là 60 phút. Hàm lượng 2 chế phẩm được trình bày trong bảng 3.7. Mẫu đối chứng thực hiện song song với mẫu thí nghiệm (khơng bổ sung enzym, khơng chỉnh pH, mẫu cĩ pH = 6.5). Biến đổi hiệu suất thu hồi chất chiết thể hiện qua bảng 4.19:

Bảng 4.19: Ảnh hưởng hàm lượng xúc tác của Viscozym L và Cellulast 1.5L đến hiệu suất thu hồi chất chiết.

Tì lệ Viscozym L (%w/w): Cellulast 1.5L (%w/w) Đối chứng 0.02:0.02 0.02:0.04 0.02:0.06 0.04:0.02 0.04:0.04 0.04:0.06 0.06:0.02 0.06:0.04 0.06:0.06 HSTHCC (%) 60.8f 69.7e 71.7d 75.8c 72.3d 77.6b 80.0a 77.1b 79.6a 80.3a

a,b,c,d,e,f: các giá trị cĩ cùng chữ viết phía trên trong cùng một hàng thì khơng khác nhau cĩ nghĩa với p < 0.05

Nhận xét: Qua bảng 4.19, chúng tơi nhận thấy hiệu suất thu hồi chất chiết tăng trong khi gia tăng hàm lượng một trong hai enzym Viscozym L và Cellulast 1.5L. Khi tăng hàm lượng Cellulast 1.5L và cố định hàm lượng Viscozym L thì hiệu suất thu hồi chất chiết tăng từ 69.7% lên 75.8% ứng với lượng Viscozym L là 0.02% hoặc tăng từ 72.3% lên 77.6% (ứng với Viscozym L là 0.04%w/w) hoặc từ 77.1% lên 80.3% (lượng Viscozym L là 0.06%w/w)

- Ngược lại chúng tơi nhận thấy khi tăng hàm lượng Viscozym L và cố định hàm lượng Cellulast 1.5L thì hiệu suất thu hồi chất chiết cũng tăng theo nồng độ Viscozym L.

- Như vậy, hàm lượng kết hợp chế phẩm enzym ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi chất chiết và chúng tơi chọn hàm lượng Viscozym L là 0.06% và Cellulast 1.5L là 0.06%, hiệu suất thu hồi chất chiết tăng 19.5% so với mẫu đối chứng.

4.3.3.2 Chọn thời gian thủy phân:

- Để khảo sát chọn thời gian khi sử dụng kết hợp 2 chế phẩm enzym, chúng tơi cho mẫu carrot đã xay nghiền như quy trình trang 47 vào mỗi erlen, chỉnh pH về 4.5. Thực hiện phản ứng thủy phân ở nhiệt độ 450C khi sử dụng kết hợp chế phẩm Viscozym L và Cellulast 1.5L. Hàm lượng enzym sử dụng kết hợp: Viscozym L 0.06%w/w và Cellulast 1.5L 0.06%w/w. Thời gian thủy phân thay đổi lần lượt là : 15, 30, 45, 60, 75 phút. Mẫu đối chứng thực hiện song song với mẫu thí nghiệm (khơng bổ sung enzym, khơng chỉnh pH, mẫu đối chứng cĩ pH = 6.6, thời gian phản ứng là 0 phút). Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng 4.20

Bảng 4.20:Ảnh hưởng thời gian hoạt động của Viscozym L và Cellulast 1.5L đến hiệu suất thu hồi chất chiết

Thời gian (phút) Đối chứng 15 30 45 60 75 HSTHCC (%) 51.5e 72.8a 71.3b 69.9c 69.9c 69.1d

a,b,c,d,e,f: các giá trị cĩ cùng chữ viết phía trên trong cùng một hàng thì khơng khác nhau cĩ nghĩa với p < 0.05

Nhận xét: Bảng 4.20 cho thấy hiệu suất thu hồi chất chiết tăng cao nhất khi thời gian phản ứng là 15 phút. Khi đĩ hiệu suất thu hồi chất chiết tăng từ 51.5% lên 72.8%, tức tăng 21.3% so với mẫu đối chứng. Hiệu suất tăng cao trong 15 phút đầu sau đĩ hiệu suất khơng tăng thêm dù cĩ kéo dài thời gian thủy phân. Ngồi ra chúng tơi nhận thấy là khi kết hợp sử dụng hai enzym cho hiệu suất cao gấp đơi và thời gian thủy phân giảm đi 45 phút.

- Theo nghiên cứu của Sreenath và cộng sự (1995), khi sử dụng kết hợp chế phẩm Pectinex Ultra SP_L và Cellulast 1.5L trên nguyên liệu xồi thì sau 10 phút xử lí hiệu suất tăng hơn 30%.[63]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm enzym thủy phân trong sản xuất nước ép Carro (Trang 111 - 116)