Nghiên cứu quá trình xử lí carrot khi sử dụng tổ hợp 3 chế phẩm enzym

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm enzym thủy phân trong sản xuất nước ép Carro (Trang 117 - 120)

- PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN:

4.4Nghiên cứu quá trình xử lí carrot khi sử dụng tổ hợp 3 chế phẩm enzym

4.4.1 Chọn hàm lượng 3 chế phẩm enzym thủy phân khi sử dụng kết hợp:

- Để chọn hàm lượng cần dùng khi sử dụng kết hợp 3 chế phẩm enzym, chúng tơi cho mẫu carrot đã xay nghiền như quy trình trang 47 vào mỗi erlen, chỉnh pH về 4.5. Thực hiện phản ứng thủy phân ở nhiệt độ 400C, thời gian 30 phút. Hàm lượng các chế phẩm được thay đổi như bảng 4.22. Mẫu đối chứng

được thực hiện song song với mẫu thí nghiệm (khơng bổ sung enzym, khơng chỉnh pH, mẫu đối chứng cĩ pH = 6.5)

Bảng 4.22: Ảnh hưởng hàm lượng 3 chế phẩm enzym khi sử dụng kết hợp đến hiệu suất thu hồi chất chiết.

Pectinex Ultra SP_L 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.04 0.04 0.04 0.04 Viscozym L 0.02 0.02 0.02 0.04 0.06 0.02 0.02 0.02 0.04 Hàm lượng chế phẩm (%w/w) Celulast 1.5L 0.02 0.04 0.06 0.02 0.02 0.02 0.04 0.06 0.02 Tổng hàm lượng (%w/w) Đối chứng (0.00) 0.06 0.08 0.1 0.08 0.1 0.08 0.1 0.12 0.1 HSTHCC (%) 51.4j 67.2i 68.7h 69.5g 69.6f 74.8e 76.5d 77.9c 79.7b 81.0a

a,b,c,d,e,f: các giá trị cĩ cùng chữ viết phía trên trong cùng một hàng thì khơng khác nhau cĩ nghĩa với p < 0.05

Nhận xét: Bảng 4.22 cho thấy hiệu suất thu hồi chất chiết tăng theo tỉ lệ hàm lượng chế phẩm sử dụng. Trong 9 nghiệm thức đã khảo sát thì tổ hợp Pectinex Ultra SP_L: Viscozym L: Cellulast 1.5L với tỉ lệ 0.04% : 0.04% : 0.02% cho hiệu suất thu hồi chất chiết cao nhất là 81.0% tức tăng 29.6%. So với kết quả sử dụng tổ hợp 2 chế phẩm Pectinex Ultra SP_L và Viscozym L thì tổ hợp 3 chế phẩm cho hiệu suất thu hồi chất chiết cao hơn.

4.4.2 Chọn thời gian thủy phân khi sử dụng kết hợp 3 chế phẩm enzym:

- Để chọn thời gian thủy phân khi sử dụng kết hợp 3 chế phẩm enzym, chúng tơi cho mẫu carrot đã xay nghiền như quy trình trang 47 vào mỗi erlen, chỉnh pH về 4.5. Thực hiện phản ứng thủy phân ở nhiệt độ 400C, hàm lượng các chế phẩm sử dụng là: Pectinex Ultra SP_L 0.04%, Viscozym L 0.04%, Cellulast 1.5L 0.02%. Thời gian thủy phân được thay đổi lần lượt là 15, 30, 45, 60, 75 phút. Mẫu đối chứng được thực hiện song song với mẫu thí nghiệm (khơng bổ

sung enzym, khơng chỉnh pH, mẫu đối chứng cĩ pH = 6.6, thời gian thủy phân là 0 phút)

Bảng 4.23: Ảnh hưởng thời gian thủy phân khi sử dụng kết hợp 3 chế phẩm enzym đến hiệu suất thu hồi chất chiết.

Thời gian (phút) Đối chứng 15 30 45 60 75 HSTHCC (%) 51.5f 82.2a 81.3b 79.6c 77.6d 75.6e

a,b,c,d,e,f: các giá trị cĩ cùng chữ viết phía trên trong cùng một hàng thì khơng khác nhau cĩ nghĩa với p < 0.05

Nhận xét: Từ bảng 4.23 chúng tơi nhận thấy với thời gian xử lý nguyên liệu là 15 phút thì hiệu suất thu hồi chất chiết tăng từ 51.5% lên 82.2%, tức tăng 30.7% so với mẫu đối chứng. Nếu tiếp tục tăng thời gian xử lý thì hiệu suất giảm dần. Điều nầy cĩ thể được giải thích là do hệ vi sinh vật ưa ấm và cận ưa nhiệt nhiễm trong nguyên liệu sẽ sử dụng các cơ chất hịa tan những đường, acid amin... trong dịch carrot để phát triển sinh khối khi thời gian xử lý kéo dài. Do đĩ chúng tơi chọn thời gian xử lý là 15 phút.

Kết luận chung:

- Chúng tơi sử dụng tổ hợp 3 chế phẩm enzym thủy phân nguyên liệu chế biến nước carrot theo các theo các thơng số sau pH = 4.5, nhiệt độ 400C, thời gian 15 phút, hàm lượng chế phẩm Pectinex Ultra SP_L 0.04%, Viscozym L 0.04%, Cellulast 1.5L 0.02%. Sự kết hợp nầy sẽ giúp gia tăng hiệu suất thu hồi chất chiết cao hơn hẳn so với trường hợp sử dụng 1 hoặc 2 chế phẩm enzym. Và khi sử dụng kết hợp 3 chế phẩm enzym sẽ làm rút ngắn thời gian thủy phân một

cách đáng kể, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí về năng lượng và nhân cơng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm enzym thủy phân trong sản xuất nước ép Carro (Trang 117 - 120)