Thời kì sau đổi mới đến nay (1986 – nay)

Một phần của tài liệu Luận văn: Chợ phiên ở huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình (Trang 27 - 30)

Thời kì đổi mới đã mở đường cho sự hưng thịnh của nền kinh tế, nhiều đổi thay về văn hóa – xã hội. Trong số những thay đổi đó có những thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới chợ.

Thứ nhất, đó là sự tăng lên của mức sống và thu nhập của người dân. Thu nhập bằng tiền tăng lên góp phần làm giảm tính tự cấp, tự túc trong tiêu dùng, nhu cầu chi tiêu của người dân tăng lên. Thu nhập bình quân đầu người của nước ta năm 2013 là 1960 USD. Tỉ lệ chi tiêu cho nhóm hàng hóa tiêu dùng bao gồm cả lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm từ 61.9% năm 2002 lên 70.6% năm 2010, phần tự túc giảm từ 14.8% xuống 12.6%. Tổng cầu về hàng hóa tiêu dùng của dân cư ở khu vực nông thôn năm 2010 tăng 4.5 lần so với năm 2002. [52]

Thứ hai, quan niệm về kinh tế và thương mại của người dân nông thôn đã có sự thay đổi lớn. “Sự thanh nhàn, bằng lòng với cài nghèo không còn hiệu lực như xưa nữa, Xu hướng vươn tới làm giàu, chú trọng đến lợi tích vật chất là một giá trị xã hội ngày càng được phỏ biến hơn ở xã hội nông thôn ngày nay.” [26,115] Chính vì thế, những người hành nghề buôn bán không còn bị coi thường, xếp vào hạng cuối cùng trong xã hội nữa mà “người được kính trọng làm kinh tế giỏi 43.3%, cao thứ tư sau cao tuổi, có đạo đức trong sạch, gia đình hòa thuận” [26,51]. Các hộ gia đình đều cố gắng vươn tới làm giàu chính đáng để nâng cao đời sống.

Thứ ba, điều kiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc đã phát triển hơn rất nhiều. Thời gian di chuyển giảm nhiều, cách thức liên lạc đa dạng, nhanh chóng. Điều này cũng góp phần giảm bớt tính khép kín của làng.

Thứ tư, sự ra đời và phát triển nhanh chóng của hệ thống các cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại cạnh tranh trực tiếp với hệ thống chợ. Theo thống kê của Euro monitor, ở nước ta hiện nay có khoảng 0.9 triệu cửa hàng bán lẻ, trung bình có 10.6 cửa hàng trên 1000 dân. Các cửa hàng bán lẻ chủ yếu bán các mặt hàng nhu cầu thường xuyên và liên tục. [52]

Thứ năm, văn hóa làng đang đứng trước những biến đổi mạnh mẽ và toàn diện với sự xuất hiện của nhiều yếu tố văn hóa mới, biến mất của các yếu tố văn hóa cũ và thay đổi các yếu tố văn hóa đang tồn tại. Cùng với đó, lối sống của người dân quê cũng đang có nhiều thay đổi theo hướng phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Những nhân tố trên đã góp phần dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ của hệ thống chợ.

Hoạt động của các chợ bắt đầu khởi sắc hơn. Sản xuất hàng hóa phát triển, chế độ bao cấp được xóa bỏ, người dân tự do trao đổi, mua bán. Thời kì này nhiều chợ trở thành chợ họp hàng ngày, mở rộng và xây dựng quy mô hơn. Cùng với đó, một loạt các chợ mới cũng được hình thành để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người dân.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê công bố năm 1999, cả nước có 8213 chợ, nhưng đến năm 2006 đã lên đến 9000 chợ [27,28]. Tính trung bình cứ 10000 dân thì có 1.02 chợ, cứ 10km2 thì có 0.2 chợ và mỗi xã phường có 0.8 chợ. Tuy nhiên, mật độ chợ phân bố không đều trong cả nước. Đồng bằng sông Hồng là khu vực có mật độ chợ cao nhất cả nước. Toàn khu vực có 1642 chợ trong đó, cứ 10km2 thì có 1.3 chợ. [48]

Trong số 8213 chợ của cả nước, có 3698 chợ (chiếm 60.5%) được hình thành trước năm 1984, bao gồm cả những chợ truyền thống lâu đời. Như vậy, chỉ trong vòng 15 năm (tính đến thời điểm thống kê năm 1999), số chợ của cả nước tăng gần gấp đôi. Có thể thấy, công cuộc cải cách, đổi mới kinh tế đã

mở đường cho sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của hệ thống chợ trên cả nước.

Sự nở rộ của hệ thống chợ bên cạnh nguyên nhân từ sự phát triển kinh tế còn phải kể đến những nguyên nhân về văn hóa – xã hội. Đó chính là thói quen, tập quán lâu đời của người dân là mua bán ở chợ. Dù đã có những hình thức thương mại khác có thể thay thế chợ như cửa hàng, siêu thị… nhưng chợ vẫn là lựa chọn đầu tiên và cơ bản nhất của đa số người dân khi cần mua hàng hóa. Đối với nhóm hàng lương thực thực phẩm, số người tiêu dùng chọn mua ở chợ chiếm 94.8%. Con số này là 87% đối với hàn dệt may, giảy dép, 70% đối với đồ dùng gia đình. [52]. Lựa chọn này xuất phát từ sự thân quen, gần gũi, phổ biến của chợ và sự đa dạng hàng hóa, thuận tiện lựa chọn và mặc cả của chợ.

Thời gian họp chợ kéo dài được thể hiện rõ trong các số liệu thống kê. Trước 1945 chủ yếu là các chợ họp theo phiên thì hiện nay có đến 70% chợ họp hàng ngày. [48] Như vậy, có thể thấy, nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân lớn và diễn ra liên tục.

Xét về quy mô diện tích, tổng diện tích chợ trên cả nước tính đến 1999 là 16.192 chợ, trong đó diện tích được xây dựng kiên cố chỉ chiếm gần ¼ con số ấy, 3.969 km2. Số cợ đạt tiêu chuẩn kiên cố chỉ chiếm 11.6%, chợ bán kiên cố chiếm 31.5%, chợ lều quán, lán trại chiếm 33.8%, còn lại 22.9% là chợ ngoài trời. Diện tích bình quân mỗi chợ khoảng 2.652 km2. [48]

Bình quân mỗi chợ có 225 người bán hàng. Số liệu thống kê cho thấy mỗi phiên chợ có 32% người bán là nông dân, 5% là thợ thủ công nghiệp trực tiếp bán sản phẩm do mình làm ra, 12% là người bán hàng không chuyên, không cố định. Số người bán hàng chuyên nghiệp, cố định chiếm 51%. Tuy nhiên, các chợ thành thị có người bán hàng cố định, chuyên nhiều hơn. Các chợ nông thôn có số người bán hàng không chuyên, không cố định, người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm nhiều hơn. [48]

Công tác quản lý chợ cũng được chính quyền các cấp chú ý nhiều hơn. Hầu hết các chợ lớn đều thành lập ban quản lý, thu phí chợ và nộp một phần về ngân sách Nhà Nước. Nhiều chợ được đấu thầu, đầu tư xây dựng quy mô. Quy hoạch phát triển chợ được quy định là một phần bắt buộc trong quy hoạch phát triển của địa phương hàng năm.

Việc quản lý chợ đã trở nên chặt chẽ hơn trước. Luật quy định có ba cách thức quản lý chợ tùy theo quy mô và hoạt động của chợ: ban quản lý chợ, tổ quản lý chợ và đấu thầu quản lý. Luật về chợ quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chợ, vai trò chủ yếu vẫn thuộc về Ủy ban nhân dân xã. Nguồn thu từ chợ được nộp về ngân sách Nhà Nước và các hoạt động xây dựng, cải tạo chợ loại ba do Uy ban nhân dân xã, huyện đề xuất và thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn: Chợ phiên ở huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w