túc
Chợ phiên ra đời trong nền kinh tế tự cấp, tự túc. Bản thân nó đã phản ánh sự nhỏ bé, lạc hậu và nghèo nàn của nền kinh tế qua hoạt động của mình. Nhu cầu của người dân không lớn, chợ không đủ lượng khách hàng và hàng hóa để hoạt động hàng ngày mà chỉ họp theo phiên, từ 6 đến 16 phiên một tháng. Không những thế, không phải làng nào cũng có chợ mà khoảng 5-7 làng gần nhau mới có một chợ. Bộ mặt của chợ xơ xác với những hàng quán chủ yếu bày trên chiếc thúng, chiếc mẹt, chiếc chóng, hiếm hoi lắm mới có một gian dựng tương đối sơ sài bằng tre nứa. Hàng hóa ở chợ chủ yếu là lương thực thực phẩm, thêm một ít hàng thủ công nghiệp. Hầu hết số hàng này được chính người bán mang ra chợ để trao đổi lại những sản phẩm mình cần, quy mô gian hàng nhỏ, trị giá thấp. Sự lép vế của tầng lớp thương nhân – đại diện của sự trao đổi trên thị trường đã phản ánh rõ nhất sự bé nhỏ của nền
kinh tế. Chính vì sự lèo tèo ấy của chợ, sự eo hẹp chi tiêu của người dân mà họ cân nhắc, lựa chọn rất kĩ trước khi quyết định mua hàng, trả giá sát sao và mất nhiều thời gian.
Bên cạnh việc phản ánh, chợ phiên còn góp phần nuôi dưỡng tính chất nhỏ bé, tiểu nông của nền kinh tế. Các hoạt động buôn bán tuy làm giảm đi phần nào tính tự cung, tự cấp nhưng không đủ sức để xóa bỏ nó, ngược lại còn nuôi dưỡng cho tính tự cung, tự cấp ấy tồn tại dai dẳng hơn.