Hà hiện nay
Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian và lịch sử, chợ phiên nông thôn huyện Hưng Hà đã có nhiều biến đổi. Những biến đổi này nhằm mục đích duy nhất là duy trì hoạt động của chợ để thích nghi với hoàn cảnh hiện tại. Trong bối cảnh nhiều vùng chợ phiên đã mất đi, vì sao chợ phiên nông thôn ở huyện Hưng Hà nói riêng và cả các khu vực khác nói chung vẫn còn tồn tại là một vấn đề cần được giải mã.
Chợ, suy cho đến cùng, là một hình thức phân phối, trao đổi hàng hóa. Chợ tồn tại phụ thuộc vào nền kinh tế, vào nhu cầu của người mua và người bán. Người dân còn có nhu cầu mua bán ở chợ, thì chợ còn tồn tại. Nền kinh tế hiện nay của nước ta là nền kinh tế hàng hóa, thị trường được tự do phát triển nên các hình thức bán lẻ, trong đó có chợ tồn tại và phát triển mạnh. Tuy nhiên, ở khu vực huyện Hưng Hà, là huyện nông thôn với tỉ trọng nông nghiệp cao, tỉ lệ dân cư hoạt động trong ngành nông nghiệp lớn và thu nhập đầu người tương đối thấp, đời sống của người dân còn ở mức trung bình. Chính vì thế, các hình thức bán lẻ khác như siêu thị, trung tâm thương mại… có ít điều kiện để phát triển. Hình thức cửa hàng và bán hàng rong phát triển tương đối mạnh nhưng vẫn không thể lấn át được chợ. Chợ được lựa chọn vì sự phổ biến của nó, hầu như vùng nào cũng có chợ, mật độ trung bình 0,7 chợ trên một xã, người dân dễ dàng tìm đến chợ với khoảng cách ngắn. Theo “Các loại hình bán lẻ ở nông thôn”, khoảng cách trung bình từ các thôn ấp không có chợ đến chợ gần nhất ở khu vực đồng bằng sông Hồng chỉ có 2,6 đến 2,8km.
Yếu tố thứ hai khiến người dân lựa chọn chợ là sự đa dạng về hàng hóa của nó. Ở chợ có từ hàng lương thực thực phẩm, hàng ăn uống, hàng thủ công nghiệp cho đến các mặt hàng tiêu dùng cơ bản khác… Chủng loại hàng hóa ở chợ đa dạng, giá cả cũng phong phú, phù hợp với nhiều tầng lớp cư dân có thu nhập khác nhau. Hàng hóa ở chợ thường rẻ hơn so với siêu thị và các cửa hàng cũng là một ưu thế lớn của chợ. Và cuối cùng, chính thói quen đi chợ là điều khiến người dân, nhất là người dân nông thôn cảm thấy chợ gần gũi, dễ chọn lựa hơn các hình thức bán lẻ khác.
Như vậy, chợ tồn tại ở nông thôn nói chung, khu vực huyện Hưng Hà nói riêng là một thực tế, đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhưng tại sao không phải là chợ họp hàng ngày mà lại là chợ phiên. Đó chính là do nhu cầu của người dân thấp. Chính vì sản xuất chưa phát triển cao nên người dân còn tự cấp tự túc nhiều, nhiều hộ gia đình hầu như đi chợ chỉ để mua các mặt hàng tiêu dùng không thể sản xuất được như đồ nhựa, bột giặt, bát đũa…, nhu cầu mua hàng lương thực thực phẩm rất thấp. Một phiên chợ Kênh chỉ họp sáu lần một tháng, cả xã Tây Đô chỉ có chợ Kênh và chợ Hôm nhưng người bán cũng chỉ khoảng một trăm người, người mua cũng chỉ gấp ba, bốn lần chừng ấy, tổng giá trị hàng hóa của cả phiên chợ chưa đến ba mươi triệu đồng, tổng giá trị hàng hóa bán ra một phiên chợ chỉ khoảng trên dưới hai mươi triệu đồng. Ở chợ Hới, người dân đa số tham gia thủ công nghiệp, tự cấp tự túc ít nhưng nhu cầu cũng không cao hơn nhiều vì thu nhập của đại đa số người làm chiếu chỉ khoảng vài ba triệu đồng một tháng. Chính vì thế, chợ phiên là hình thức chợ phù hợp với nhu cầu của người dân.
Bên cạnh đó, để phù hợp với nhu cầu của người dân đã tăng lên một mức độ nhất định so với trước đây, bên cạnh hệ thống chợ phiên, những chợ họp hàng ngày đã ra đời. Các chợ này chủ yếu họp vào buổi chiều hoặc cả ngày, bổ sung sự thiếu hụt của hệ thống chợ phiên, nó hỗ trợ cho sự tồn
tại của chợ phiên khi nhu cầu chưa đủ lớn để biến hệ thống chợ phiên thành chợ hàng ngày.
Trình độ phát triển kinh tế, nhu cầu và thói quen là những nhân tố quyết định đến sự tồn tại của hệ thống chợ phiên của huyện Hưng Hà. Tuy nhiên, trong quá trình ấy, chợ cũng trải qua rất nhiều thăng trầm, khẳng định sức sống bền bỉ và những quy luật riêng của chợ.
Chợ ra đời và phát triển có thể do tự phát hoặc có quy hoạch nhưng sự tồn tại, phát triển của chợ có những quy định riêng mà chính quyền không thể can thiệp. Trong những thời kỳ cải cách kinh tế trước đây, chủ tịch xã Tây Đô đã ba lần ra lệnh cấm chợ Kênh. Chợ bị giải tán, ở ngã ba gần chợ chỉ còn một người hàng thịt và ông lò rèn tiếp tục buôn bán, kinh doanh. Thế nhưng, bẵng đi mấy năm, chợ lại cứ dần dần đông trở lại, lại thành chợ như cũ. Thói quen đi chợ là một thói quen mà khó có thể thay thế chỉ bằng những lệnh cấm không phù hợp như vậy.
Chợ Hới tuy không bị cấm chợ nhưng cũng trải qua nhiều thăng trầm. Khi hai xã hợp nhất thành xã Tân Lễ vào năm 1977, chính quyền xã đã chủ trương hợp nhất chợ Hới và chợ Hà thành một chợ lớn là chợ Hà. Đến thời kỳ 1993-1994, chủ trương này được đưa ra để thảo luận nhưng nhân dân đã kiên quyết phản đối. Theo quan điểm của người dân, chợ đã có từ xa xưa, lâu đời, là một phần văn hóa của làng nên người dân không đồng ý di chuyển chợ đi bất kỳ đâu. Sau nhiều lần họp Hội đồng Nhân dân và thuyết phục nhân dân không thành, chính quyền xã đã phải hủy bỏ chủ trương trên. Trước tình trạng đất chợ bị xâm lấn nghiêm trọng trong thời kỳ chiến tranh và khi chính sách quản lý chợ còn lỏng lẻo, người dân đã yêu cầu chính quyền phải xây dựng chợ kiên cố để giữ phần đất còn lại. Đến cuối năm 2003, chính quyền đã cho xây dựng hay dãy chợ kiên cố như hiện nay.
Như vậy, có thể thấy, sự phát triển của chợ là thuận theo quy luật của nền kinh tế, không thể can thiệp thô bạo vào hoạt động của chợ để cấm chợ
hay di chuyển chợ. Trong quá trình phát triển, nếu vị trí chợ không thuận lợi, không phù hợp, chợ có thể điều chỉnh vị trí họp chợ hoặc giải tán, đó là xuất phát từ điều kiện khách quan bên ngoài. Chính quyền xã Tây Đô đã chủ trương xây dựng chợ Mỹ Thịnh để thay thế chợ Kênh. Khu đất xây chợ nằm trên đường liên xã, được xây dựng tường bao xung quanh, các gian hàng lợp bê rô khá kiên cố. Chợ họp phiên đầu tiên chính quyền kích cầu bằng cách mỗi người dân đến chợ được phát miễn phí một gói mì chính, chợ đông vui, tấp nập. Nhưng dần dần do địa thế không phù hợp, xa trung tâm dân cư, người dân vẫn quen đi chợ cũ nên chợ dần dần thưa thớt và bị bỏ hoang như hiện nay. Chính quyền đã có chủ trương xin phòng Công Thương xóa bỏ chợ để lấy đất cho dự án khác. Xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về chợ mà chính quyền đã lãng phí thời gian, tiền bạc bằng những sự can thiệp thô bạo không mang lại hiệu quả. Việc xây dựng chợ mới trong quá trình phát triển của chợ luôn luôn diễn ra nhưng nó phải phù hợp với trình độ kinh tế xã hội, địa điểm và thói quen của người dân.
Hiện nay, để tồn tại và phát triển, chợ phiên nông thôn huyện Hưng Hà đã có nhiều biến đổi về mọi mặt để thích ứng với những thay đổi của xã hội.
Các chợ phiên nhìn chung vẫn giữ phiên họp như trước đây vì đó là thói quen, vòng thời gian khó thay đổi. Hiện nay có thời gian họp tương đương với trước đây nhưng đã khác nhau về bản chất. Các chợ phiên trước đây họp khá lâu vì thời gian đi chợ của người dân dài, họ đến chợ còn dành nhiều thời gian chơi chợ, giao lưu, kết bạn. Còn các chợ phiên hiện nay số lượng người mua, người bán tăng lên nhiều, số lượng hàng hóa cũng tăng lên nên chợ họp kéo dài để phục vụ được người dân nhiều hơn. Một số chợ phiên đã tăng thêm các phiên xép vào các ngày thường để phục vụ nhu cầu của người dân cao hơn trước đây.
Nhìn bao quát bộ mặt chợ, có thể thấy chợ phiên nông thôn giờ đã khang trang hơn xưa. Một phần diện tích chợ đã được xây dựng kiên cố, những gian
hàng bán kiên cố cũng được lợp bằng bê rô thay cho rơm rạ như trước đây. Các gian hàng bày bán ngoài trời có che ô to hay bạt để thuận tiện cho người mua, người bán. Tuy nhiên, diện tích chợ đã bị thu hẹp khá nhiều do dân số tăng lên, nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích khác nhiều hơn. Cách sắp xếp trong chợ vẫn theo lối tùy tiện, mỗi gian hàng lại lấn một ít ra đường, những người buôn bán ngoài trời thì tận dụng mọi diện tích xung quanh, người thò ra, kẻ thụt vào… khiến bộ mặt chợ trở nên sống động, đa dạng và nhiều sắc màu. Thói tùy tiện không chỉ dừng lại ở đó mà còn chi phối đến cách để xe dọc ngang trong chợ, đi lại và dừng xe trong chợ khiến chợ nhiều khi tắc lại ở một số đoạn. Nhưng chính tính tùy tiện lại được khắc phục bởi tính tùy tiện, người dân tự nhắc nhở, yêu cầu nhau về việc giữ gìn vệ sinh, tạo lối đi chung và tự chấp hành. Chính vì thế, chợ tuy nhốn nháo nhưng vẫn có những trật tự riêng của nó. Khó có thể đánh giá tình tùy tiện này là ưu điểm hay nhược điểm của chợ, nhưng có thể khẳng định, nó là một nét văn hóa chợ vẫn tồn tại từ xưa đến nay. Và viễn cảnh một chợ phiên có quy củ, kiên cố, khang trang còn rất xa vời do thiếu thốn về nguồn vốn và tính tùy tiện cố hữu của người dân.
Những người mua của các chợ cũng có nhiều sự biến đổi. Nếu như trước đây chợ Hới có lượng người mua đông đảo của cả vùng Hưng Yên bên kia cầu Triều Dương sang, các làng ở xa cũng tìm đến để mua chiếu thì hiện nay bán kính người mua của chợ giảm đi, chỉ còn ở một vài xã lân cận. Chợ Huyện xưa kia là chợ trung tâm, nhiều loại hàng hóa chỉ có thể đến chợ này mới có nên người mua bao trùm cả huyện. Hiện nay, một số chợ lớn mọc lên xung quanh chợ Huyện như chợ Đô Kỳ, chợ Diêm… với lượng hàng hóa không thua gì chợ Huyện nên người dân ở nhiều làng xã xa không có thói quen đi chợ Huyện nữa. Có thể thấy, sự phát triển lớn mạnh của các chợ, hệ
thống chợ tăng lên ở các vùng đã giới hạn phần nào bán kính người mua của các chợ so với trước đây.
Với sự thuận tiện của giao thông vận tải, người bán có vòng thời gian chợ vươn đến những chợ xa hơn, có khi là hàng chục ki lô mét, điều mà người bán hàng ngày xưa khó có thể làm được với chiếc đòn gánh trên vai. Sự thuận tiện này cũng kéo theo thời gian di chuyển của người mua và người bán đều giảm đi, có khi chỉ cần mấy phút đi xe máy là đến chợ nên tổng thời gian đi chợ của họ cũng giảm đi. Người bán hàng không cần đi từ lúc 3, 4 giờ sáng nữa mà tầm 5h họ mới bắt đầu đến chợ, người mua cũng không mất cả buổi sáng để đi chợ nữa mà thường chỉ khoảng một tiếng. Việc giao thông đi lại thuận tiện và thời gian đi chợ muộn hơn, ít hơn đã khiến người mua cho phép trẻ em đi chợ cùng mình nhiều hơn, trái với những phiên chợ quê trước đây thường chỉ phiên chợ Tết trẻ con mới được theo bà, theo mẹ ra chợ.
Xã hội trước đây quan niệm đi chợ là việc của đàn bà, đàn ông mà ra chợ mặc cả mấy đồng rau, mấy xu cá thì thường bị xem là nhỏ mọn, không đáng mặt quân tử. Tuy nhiên, hiện nay, ở các chợ có không ít đàn ông đi chợ cùng vợ, cùng mua bán, chọn lựa hàng hóa và xách hàng hóa hộ vợ. Một số người đàn ông khác thì đi chợ mua lương thực thực phẩm và mặc cả rất chuyên nghiệp. Sự thông thoáng trong quan niệm hiện đại, đề cao sự bình đẳng nam nữ và tôn trọng thể hiện tình cảm đã giúp chợ dần dần có những biến chuyển đáng lưu ý này.
Số lượng người bán chuyên đều chiếm gần một nửa những người buôn bán ở chợ, trái ngược với trước đây, hầu hết những người buôn bán là người không chuyên. Bên cạnh sự xuất hiện của tầng lớp người chuyên buôn ngày càng nhiều lên, những người buôn bán không chuyên cũng không hề giảm đi. Số lượng người buôn bán không chuyên chiếm quá nửa số người tham gia buôn bán trong một phiên chợ. Nền kinh tế chỉ phát triển đến một mức độ trên trung bình, đời sống người dân vẫn còn ở mức thấp, tính tiết kiệm và góp nhặt
của người dân Việt bao đời nay vẫn tồn tại. Chính vì vậy, họ vẫn ra chợ bán những mặt hàng dư thừa trong gia đình để kiếm thêm đồng tiền. Sự tồn tại những gian hàng nhỏ của những người này thể hiện tính manh mún của nền kinh tế, tinh thần tiết kiệm và chịu khó của người dân, làm bộ mặt chợ thêm phần phong phú và thể hiện rõ đặc trưng của nền kinh tế tiểu nông nhỏ lẻ vẫn còn đến tận hôm nay.
Ở chợ xuất hiện rất nhiều những người đàn ông buôn bán chuyên nghiệp những sản phẩm như hành tỏi, rau, hạt giống, hoa quả, thịt lợn… Đó là những hàng hóa mà trước đây hầu như không có bóng dáng đàn ông, người đàn ông thường chỉ đi chợ bán những món hàng phục vụ đàn ông như thuốc lào hay những món hàng đắt giá, là tài sản lớn của gia đình như trâu bò… Sự xâm nhập ngày càng nhiều của đàn ông vào môi trường chợ là biểu hiện của sức ép mưu sinh mạnh mẽ và cái nhìn thoáng hơn của xã hội.
Phương thức vận chuyển hàng hóa của người bán ra chợ đã có nhiều thay đổi. Nếu hình ảnh người phụ nữ với đôi quang gánh nặng trĩu trên vai là cách thức chủ yếu vận chuyển hàng hóa ra chợ của người bán thì hiện nay với sự trợ giúp của những chiếc xe máy được đóng thêm hai chiếc sọt sắt phía sau, những chiếc xe đạp được chế ra thành xe thồ, những chiếc xe kéo… người bán có thể vận chuyển hàng hóa ra chợ nhanh hơn và đỡ tốn công sức hơn.
Các mối quan hệ giữa người mua và người bán trong chợ trở nên sâu sắc hơn. Buôn bán trở thành một nghề chính của nhiều người bán, số lượng người bán chuyên ở chợ tăng lên nên giữa họ hình thành quan hệ chặt chẽ hơn, vừa giúp đỡ lại vừa cạnh tranh. Giữa người mua và người bán hình thành mối quan hệ quen biết, họ có thể dặn hàng, đặt hàng từ phiên trước, nợ tiền của nhau phiên sau mới trả… Mối quan hệ khách quen – hàng quen này là điều ít xuất hiện trong chợ truyền thống khi nhu cầu mua bán của người dân ít, số người bán chuyên cũng không nhiều, chỉ tập trung vào một số loại hàng hóa.
Sự biến đổi đáng lưu ý nhất là sự tăng lên đáng kể của số lượng hàng hóa ở chợ với những người chuyên buôn và những gian hàng lớn, đa dạng. Nếu so sánh chợ Kênh, chợ Hới và chợ Huyện với quy mô của một chợ phiên nông thôn trung bình mà Pirree Gourou đã miêu tả trong “Người nông dân ở châu thổ Bắc Kỳ” thì có thể thấy số lượng người bán đã tăng lên khá nhiều. Một chợ phiên trung bình như chợ Om được tác giả miêu tả số mặt hàng như sau: