Thể hiện vai trò của người phụ nữ trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn: Chợ phiên ở huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình (Trang 31 - 32)

Trong cuốn Người nông dân ở châu thổ Bắc Kỳ, Pierre Gourou đã công nhận hầu hết những người buôn bán nhỏ, bao gồm cả người bán hàng rong và người buôn bán ở chợ đều là phụ nữ. Sở dĩ phụ nữ là lực lượng chính trong hoạt động thương mại ở chợ bởi tính nhỏ lẻ của hoạt động buôn bán, gánh hàng ít ỏi có khi chỉ vài mớ rau, lời lãi ít ỏi cả phiên chợ chỉ vài xu, vận chuyển vất vả “qua những con đường đất nhỏ, trơn mà chỉ với thói quen và sự nhẫn nại của người Bắc Kỳ mới có thể tiến lên với một gánh hàng trên vai như thế”.[ 37,491] Hoạt động buôn bán ở chợ phù hợp với đặc điểm giới của phái nữ đó là sự kiên nhẫn, chịu khó, nhặt nhạnh. Cuộc sống tất tả, bươn chải khó nhọc của người phụ nữ buôn bán đã từng được Trần Tế Xương phác họa qua hình ảnh vợ mình:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng”

Hoạt động chợ đã đem lại cho người phụ nữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nhà nghiên cứu Trần Từ đã từng có một kết luận xác đáng về vai trò ấy như sau: “luồng tiểu thương rất phát đạt trong vùng châu thổ ( và vùng trung du Bắc Bộ) thực ra nằm trong tay phụ nữ. Như vậy, chính phụ nữ mang về cho gia đình một phần tu nhập không hảo là không đáng kể, dưới dạng tiền mặt. còn nông phẩm thì lại thể hiện khóa cạnh tự cấp tự túc trong nền kinh tế nông thôn.” [35,41] Đi sâu hơn vào vai trò ấy, Dampier khẳng định

vàmột kỹ xảo đặc biệt về công việc này”. [35,42] Có thể thấy, trong xã hội Việt với nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo trước đây, vai trò của người đàn ông được đề cao hơn nhờ khả năng lao động đảm trách những công việc nặng nhọc. Vai trò của phụ nữ nổi lên qua hoạt động buôn bán, gần như chiếm lĩnh toàn bộ hoạt động thương mại đã giúp cân bằng vai trò của giới trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn: Chợ phiên ở huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình (Trang 31 - 32)