Xây dựng cơ chế bảo đảm giá trị văn bản công chứng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực công chứng ( qua thực tế tại thành phố Hải Phòng) (Trang 95 - 97)

Văn bản công chứng do Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng tạo lập có giá trị chứng cứ và giá trị thi hành. Nhà n-ớc cần phải có cơ chế bảo đảm thực thi bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà n-ớc thông qua việc ban hành văn bản pháp luật và thực hiện pháp luật.

Về giá trị chứng cứ: các quy định của pháp luật phải đảm bảo giá trị chứng cứ hiển nhiên không phải xác minh của các văn bản công chứng tr-ớc Tòa án. Khi có tranh chấp hay khiếu kiện xảy ra liên quan đến các hợp đồng, giao dịch đã đ-ợc công chứng thì tr-ớc tiên Tòa án phải yêu cầu đ-a ra đ-ợc các bằng chứng để chứng tỏ văn bản công chứng đã đ-ợc chứng nhận vi phạm pháp luật thì Tòa án mới thụ lý hồ sơ, còn nếu các tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến việc thực hiện các thỏa thuận trong văn bản công chứng thì Tòa án không đ-ợc thụ lý mà phải chuyển yêu cầu thi hành sang cơ quan khác có chức năng c-ỡng chế thi hành. Việc tuyên bố vô hiệu đối với văn bản công chứng để hủy bỏ giá trị chứng cứ của văn bản này phải đ-ợc tiến hành theo một trình tự thủ tục riêng và phải đ-ợc quy định cụ thể. Tuy nhiên, khi Tòa án tuyên bố một văn bản công chứng vô hiệu không có nghĩa là mọi nội dung của

văn bản đó đều hết giá trị chứng cứ. Những yếu tố đ-ợc coi là không thể phản bác nh-: thời gian, địa điểm, hay chữ ký của ng-ời có yêu cầu công chứng hoặc một số nội dung có thật trong văn bản công chứng. Nh- vậy, khi ra phán quyết thì Tòa án cũng phải dựa vào những căn cứ này để bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia giao dịch. Giá trị chứng cứ của văn bản công chứng đ-ợc thể hiện qua tính xác thực của các hợp đồng, giao dịch. Tính xác thực ở đây phải đ-ợc hiểu là sự t-ơng đồng về ý chí và nội dung của chủ thể tham gia giao dịch với sự thật (bản chất) các giao dịch đó. Nếu không có sự t-ơng đồng này thì văn bản công chứng sẽ rất rễ rơi vào tình trạng vô hiệu. Trong ví dụ đã nêu ở phần "Thực trạng pháp luật về công chứng n-ớc ta", Bên A bán căn nhà cho Bên B, đúng ra cả hai bên khi đến tổ chức hành nghề công chứng phải lập Hợp đồng mua bán nhà, nh-ng vì Bên B mua căn nhà đó để kinh doanh kiếm lời nên lại yêu cầu Bên A lập Hợp đồng ủy quyền cho Bên B đuợc toàn quyền sử dụng, định đoạt căn nhà đó. Làm nh- vậy khi Bên B muốn bán lại cho ng-ời tiếp theo thì không phải làm nghĩa vụ thuế với nhà n-ớc, mặt khác cũng giảm đ-ợc số tiền đóng phí công chứng (vì phí công chứng hợp đồng ủy quyền nhỏ hơn rất nhiều phí công chứng Hợp đồng mua bàn nhà). Trong ví dụ này thì tính xác thực của Hợp đồng ủy quyền về bản chất là không có, vì nó không phản ánh đ-ợc ý chí thực sự và bản chất của quan hệ này. Để tránh những giao dịch t-ơng tự, pháp luật cần phải có cơ chế để các giao dịch này không có khả năng thực hiện đ-ợc.

Về giá trị thi hành: các thỏa thuận trong văn bản công chứng thể hiện ý chí tự nguyện của những ng-ời có đủ năng lực hành vi dân sự thực hiện và không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Do vậy pháp luật phải đảm bảo cho các thỏa thuận đó đ-ợc thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác. Việc Công chứng viên chứng nhận vào văn bản công chứng thể hiện sự đảm bảo về mặt pháp lý của nhà n-ớc đối với các thỏa thuận đó, đây chính là sự bảo hộ của nhà n-ớc đồi với những giao dịch hợp pháp trong cuộc sống. Việc thực thi văn bản công chứng là điều kiện bắt buộc đối với các bên tham gia và hơn thế

nữa nó có hiệu lực cả đối với bên thứ ba không tham gia vào ký kết văn bản công chứng. Phải xây dựng cơ chế ràng buộc và thực thi các thỏa thuận trong văn bản công chứng, nếu một bên không thực hiện sẽ có biện pháp bắt buộc để c-ỡng chế thi hành, không phải thông qua thủ tục xét xử của Tòa án. Việc này có thể tiến hành bởi sự c-ỡng chế của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan thi hành án, tùy theo từng loại việc. Ví dụ: Khi bên A bán cho bên B một tài sản, hợp đồng này có chứng nhận của Công chứng viên, hai bên cùng thỏa thuận bên B đã trả cho bên A một số tiền và đến một thời điểm nhất định thì bên A phải giao tài sản đó cho bên B và khi đó bên B phải trả đủ số tiền còn lại. Nh-ng tới thời điểm quy định đó bên A không chịu giao lại tài sản cho bên B thì bên B không cần phải kiện ra Tòa án mà chỉ cần chuyển yêu cầu thi hành các thỏa thuận trong hợp đồng cho cơ quan thi hành án để c-ỡng chế thi hành. Khi văn bản có hiệu lực thi hành đối với bên thứ ba, cũng phải có cơ chế để đảm bảo thi hành. Ví dụ: khi hợp đồng mua bán nhà giữa các bên đã đ-ợc Công chứng viên chứng nhận khi chuyển sang cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục sang tên thì các cơ quan đó phải thực hiện ngay mà không đ-ợc quyền từ chối hay có quyền phán xét tính đúng sai của hợp đồng đó. Mặt khác, cần phải có quy định để khi có tranh chấp xảy ra thì giá trị của văn bản công chứng đ-ợc đảm bảo cao hơn văn bản không đ-ợc công chứng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực công chứng ( qua thực tế tại thành phố Hải Phòng) (Trang 95 - 97)