Tính phù hợp của chế định pháp luật công chứng đ-ợc thể hiện qua nhiều ph-ơng diện. Trên ph-ơng diện lập pháp cần phải đảm bảo đ-ợc nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các văn bản phải đ-ợc ban hành đúng thẩm quyền và phải đảm bảo đ-ợc tính tối cao của Hiến pháp, nội dung các văn bản có giá trị thấp phải phù hợp với các văn bản có giá trị cao hơn. Trong Hiến pháp có quy định về các quyền tự do của công dân, thì nội dung của các văn
bản pháp luật công chứng phải thể hiện đ-ợc các quyền đó. Ví nh- trong Hiến pháp quy định công dân có quyền sở hữu, sử dụng tài sản hợp pháp thì ở các văn bản pháp luật về công chứng cũng phải đảm bảo nguyên tắc đó, các quy định không đ-ợc làm hạn chế hay mất đi quyền đó của công dân. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để thực thi và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, để pháp luật thể hiện đ-ợc sự hoàn thiện thì nó còn phải phù hợp với những mong muốn chính đáng của đại đa số nhân dân, phù hợp với những quyền tự nhiên của con ng-ời. Nhà triết gia vĩ đại nhất Châu Âu thế kỷ thứ 17, nhà t- t-ởng lớn của nhân loại Jonh Locke trong tác phẩm "Khảo luận thứ hai về chính quyền" đã đ-a ra giới hạn của cơ quan lập pháp và yêu cầu trong quá trình thiết kế luật là: "Họ cai quản bằng những luật đ-ợc thiết chế và đ-ợc ban hành, không phải là cho sự đa dạng của những tr-ờng hợp cụ thể mà là để có một quy tắc duy nhất cho ng-ời giàu và ng-ời nghèo, cho ng-ời đ-ợc sủng ái tại triều đình và ng-ời quê mùa tại đồng ruộng" 25, tr. 196 và "những luật này phải đ-ợc thiết kế không vì một mục đích tối th-ợng nào khác ngoài lợi ích của nhân dân" 25, tr. 196.
Tính phù hợp còn đ-ợc thể hiện ở sự t-ơng quan giữa các quy định của chế định pháp luật công chứng với điều kiện kinh tế xã hội của đất n-ớc. Pháp luật không thể xa rời thực tế, các quy định phải có khả năng thực hiện chứ không phải chỉ tồn tại trên giấy. Montesquieu đã viết: "Luật thì phải có hiệu quả, không để ng-ời ta vi phạm vì những điều thỏa thuận cá biệt" 28, tr. 235. Pháp luật là một phạm trù thuộc kiến trúc th-ợng tầng lên bị ảnh h-ởng của các yếu tố cơ sở hạ tầng, vì vậy nó luôn luôn phản ánh đúng thực tế điều kiện kinh tế xã hội. Các quy định của pháp luật phải phù hợp với tính khách quan của sự vật. Sự xa rời thực tế của các quy định liên quan đến công chứng sẽ làm cho chế định này mất đi khả năng thực thi và từ đó làm giảm đi vai trò cũng nh- chức năng của công chứng.
Trên thực tế mỗi quan hệ trong xã hội đều bị điều chỉnh bởi các quy phạm mang tính bắt buộc và quy phạm không mang tính bắt buộc. Mức độ điều chỉnh của hai loại quy phạm này cũng biến đổi theo từng điều kiện, từng
thời kỳ của xã hội. Các quy phạm không mang tính bắt buộc nh-: chính trị, đạo đức, tập quán... chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ hơn so với quy phạm bắt buộc (nh- tính công bằng, lễ phải...), cách thức điều chỉnh cũng mang tính mềm dẻo và linh hoạt hơn (sự thỏa thuận, tính nhân đạo trong việc xử lý các tình huống phát sinh trong và sau khi giao kết hợp đồng), do vậy yêu cầu khi ban hành các quy phạm pháp luật về công chứng phải chứa dựng những nội dung tiến bộ của các quy phạm này.
Sự phù hợp của chế định pháp luật này với chế định pháp luật khác và với toàn bộ hệ thống pháp luật sẽ làm cho pháp luật của một quốc gia có tính ổn định cao. Mỗi chế định pháp luật đều chứa đựng nhũng đặc thù chuyên ngành riêng, nh-ng đều phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản. Mọi sự vạt và hiện t-ợng trong xã hội đều có mối liên kết thống nhất với nhau và chụi sự điều chỉnh của nhiều chế định pháp luật trên những ph-ơng diện khác nhau. Để tạo ra sự hoàn thiện thì giữa những chế định này phải có sự phù hợp t-ơng đối với nhau. Sự giao l-u giữa các nền kinh tế, chính trị trong khu vực cũng nh- trên toàn thế giới đòi hỏi pháp luật mỗi quốc gia phải có sự t-ơng đồng, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Nuớc ta cũng không nằm ngoài quy luật đó, và nh- vậy pháp luật n-ớc ta ngoài những đặc tr-ng riêng thì cũng phải có sự phù hợp chung với khu vực và quốc tế. Quá trình xây dựng chế định pháp luật công chứng Việt Nam vừa phải tuân thủ quan điểm, đ-ờng lối, chính sách của Đảng và Nhà n-ớc, vừa tiếp thu một cách có chọn lọc những thành tựu lập pháp của thế giới. Hiện nay, công chứng của một số quốc gia trên thế giới đã có xu h-ớng xích lại gần nhau theo một số quan điểm chung. Khi đó, sự chấp nhận giá trị văn bản công chứng của nhau đặt ra cho mỗi n-ớc phải đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động công chứng làm cho chế định này có sự t-ơng đồng, phù hợp với nhau giữa các n-ớc.