Tính minh bạch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực công chứng ( qua thực tế tại thành phố Hải Phòng) (Trang 40 - 42)

Ngoài những tiêu chuẩn trên đây thì sự hoàn thiện của pháp luật công chứng còn đ-ợc đánh giá dựa trên thuộc tính khác của pháp luật, đó là tính

minh bạch. Đây là một đòi hỏi rất quan trọng trong quá trình hoàn thiện pháp luật. Thuộc tính này đ-ợc biểu hiện bằng tính công minh, chuẩn xác của các quy định pháp luật h-ớng tới sự tiến bộ và công bằng. Nó là kết quả của việc xây dựng pháp luật dựa trên tiêu chí vì nhân dân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức trong xã hội. Nh- Montesquieu đã viết: "Luật pháp phải có cái gì trong sáng. Làm ra luật là để trừng phạt cái ác. Luật phải có tâm hồn vô t-, cao cả" 28, tr 235. Còn tác giả Phạm Duy Nghĩa lại cho rằng: "Minh bạch có nghĩa là: (a) pháp luật phải nhất quán, (b) pháp luật phải công khai, (c) pháp luật phải dễ dàng truy cập đối với mọi ng-ời dân, (d) pháp luật phải tin cậy đ-ợc và (đ) pháp luật phải l-ờng tr-ớc, phải có thể dự đoán tr-ớc đ-ợc" 29. Trên ph-ơng diện nghiên cứu các tác giả có thể đ-a ra nhiều yêu cầu đối với thuộc tính này của pháp luật, nh-ng yêu cầu bắt buộc phải có trong thuộc tính này đó là sự công minh của pháp luật. Chỉ khi nào pháp luật thể hiện đ-ợc sự công minh lúc đó pháp luật mới có sự minh bạch. Trong chế định công chứng thì thuộc tính này càng phải đ-ợc đề cao vì chỉ có sự minh bạch mới đem lại những giá trị cơ bản của hoạt động công chứng. Sự minh bạch phải đ-ợc thể hiện ở những quy định về Công chứng viên trong quá trình tạo lập và chứng nhận hợp đồng, giao dịch, nếu không có sự minh bạch thì Công chứng viên rất dễ thiên vị cho một bên, hoặc vì lợi ích phi pháp mà vi phạm pháp luật; sự minh bạch còn đ-ợc thể hiện ở các quy định về sự công bằng giữa các tổ chức hành nghề công chứng, giữa ng-ời yêu cầu công chứng và Công chứng viên, giữa Công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng. Chúng tôi trích dẫn nguyên văn phần kết luận của tác giả Phạm Duy Nghĩa đã đúc kết trong bài viết "Tính minh bạch của pháp luật - Một thuộc tính của nhà n-ớc pháp quyền" để khẳng định rằng để pháp luật hoàn thiện cần phải đảm bảo tính minh bạch của pháp luật:

Trong một xã hội ph-ơng Đông nh- Việt Nam thiếu pháp luật ch-a hẳn đã là điều đáng sợ. Nguy hiểm hơn sẽ là một xã hội

làm ngơ tr-ớc pháp luật. Để có đ-ợc một xã hội đ-ợc quản lý bởi "nhà n-ớc pháp quyền", cần từng b-ớc trả lại cho pháp luật những giá trị đích thực của nó. Đó là những quy luật sống đ-ợc số đông dân chúng chấp nhận rộng rãi, đại diện cho công bằng, lẽ phải, lẽ đ-ơng nhiên. Muốn vậy, tr-ớc hết phải tìm cách minh bạch hoá pháp luật, từ khâu xây dựng, công bố, thực thi đến sửa đổi. Minh bạch hoá sẽ góp phần ngăn chặn đ-ợc nguy cơ pháp luật trở thành công cụ phục vụ lợi ích của những nhóm ng-ời thiểu số. Và chỉ khi đó, pháp luật mới trở thành đức tin, chỗ dựa cần thiết cho cuộc sống nh- khí trời đối với con ng-ời 29.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực công chứng ( qua thực tế tại thành phố Hải Phòng) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)