Kỹ thuật lập pháp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực công chứng ( qua thực tế tại thành phố Hải Phòng) (Trang 42 - 45)

Chế định pháp luật công chứng đ-ợc đánh giá là hoàn thiện khi nó đ-ợc xây dựng ở trình độ kỹ thuật pháp lý cao. Kỹ thuật này đòi hỏi ở những ng-ời lập pháp phải có một cái nhìn tổng quát về lĩnh vực công chứng, để từ đó đ-a ra những nguyên tắc tối -u sẽ đ-ợc áp dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Những nguyên tắc đ-ợc áp dụng bao gồm những nguyên tắc mang tính chủ đạo và những nguyên tắc mang tính kỹ thuật. Mỗi một công việc đều yêu cầu có một kỹ thuật nhất định với hoạt động lập pháp cũng vậy. Nó đòi hỏi trình độ chuyên sâu, t- duy pháp lý cao, sự hiểu biết đa dạng về mọi mặt của đối t-ợng cần điều chỉnh. Cũng giống nh- việc xây dựng và hoàn thiện các công trình xây dựng cần phải xác định đ-ợc cấu trúc cơ bản của công trình đó, với những bộ phận quan trọng nào, tất cả đều đ-ợc thể hiện trên bản vẽ kỹ thuật. Việc xác định đ-ợc cơ cấu của chế định công chứng sẽ cho ra đời các quy phạm điều chỉnh đầy đủ và chính xác nhất. Sau khi đã có đ-ợc cơ cấu (mô hình) hoàn chỉnh thì cơ cấu này phải đ-ợc hoàn thiện bằng ngôn từ pháp lý phù hợp, chính xác, cô đọng, lôgíc cao và đặc biệt là phải diễn đạt làm sao cho mọi ng-ời hiểu đúng ý định của các nhà lập pháp, ngoài ra không thể hiểu theo cách thứ hai đ-ợc, nó chỉ có một nghĩa duy nhất và đ-ợc

hiểu theo cách duy nhất. Montesquieu khi đ-a ra những điều cần chú ý trong việc soạn thảo luật đã yêu cầu: "Phong cách thảo luật phải ngắn gọn...", "Phong cách các đạo luật phải giản dị...", "Điều cốt lõi là lời lẽ của luật phải gợi nên trong đầu óc ng-ời đời những ý nghĩa đúng nh- luật nói" 28, tr. 232, " Khi đạo luật đã xác định ý nghĩa của một sự vật thì chớ nên dùng những từ ngữ mơ hồ..." 28, tr. 233. Các yêu cầu về tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và tính minh bạch của pháp luật chỉ đ-ợc thể hiện trong các văn bản pháp luật khi nó đ-ợc thực hiện bằng kỹ thuật lập pháp ở trình độ cao.

Sự phân chia các tiêu chuẩn về sự hoàn thiện của pháp luật đ-ợc phân tích ở trên chỉ mang tính t-ơng đối. Các thuộc tính của pháp luật luôn có mối liên hệ t-ơng quan lẫn nhau, cái này quyết định cái khác, trong một khía cạnh nhất định thì thuộc tính này nhiều khi lại bao trùm nên thuộc tính khác, nhiều khi các thuộc tính này lại hòa quyện làm một. Điều đó một mặt thể hiện sự t-ơng tác và mối quan hệ mang tính thống nhất nội tại của pháp luật, mặt khác thể hiện sự đòi hỏi về sự hoàn thiện của một hệ thống pháp luật.

Kết luận ch-ơng 1

Trọng tâm của ch-ơng 1 chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sau:

- Khái niệm và bản chất công chứng: Thông qua việc phân tích các khái niệm công chứng d-ới góc độ văn bản pháp lý qua các thời kỳ, tham khảo một số khái niệm công chứng của các luật gia, các nhà nghiên cứu và của một số n-ớc trên thế giới, nghiên cứu thực tế hoạt động công chứng và tìm ra bản chất và khái niệm công chứng d-ới cả hai góc độ lý luận và pháp lý. Việc xác định đ-ợc chính xác bản chất công chứng sẽ đem lại nhiều luận cứ có tính lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng, có ảnh h-ởng mang tính quyết định đến mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của thiết chế công chứng, thông qua đó xác lập đ-ợc phạm vi, nội dung công chứng, quyền và nghĩa vụ của cá nhân đ-ợc nhà n-ớc giao cho quyền năng này. Đánh giá đ-ợc vai trò quan

trọng của công chứng đối với đời sống kinh tế, xã hội của đất n-ớc, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị tr-ờng định h-ớng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an toàn pháp lý, tạo ra môi tr-ờng pháp lý ổn định cho các giao dịch dân sự, kinh tế th-ơng mại của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài n-ớc. Đề cao vai trò, trtách nhiệm cá nhân của Công chứng viên, đồng thời khẳng định công chứng là hành vi của Công chứng viên nhằm tạo lập, làm chứng và chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch nhằm xác lập chứng cứ và có giá trị thi hành cao.

- Phân tích khái quát các hệ thống chứng trên thế giới hiện nay bao gồm: Hệ thống công chứng Anglo - Saxon t-ơng ứng với hệ thống pháp luật Anglo - Saxon (Common Law); hệ thống công chứng Latin t-ơng ứng với hệ thống luật La Mã (còn gọi là hệ thống pháp luật dân sự - Civil Law hay luật viết); và hệ thống công chứng Collectiviste (công chứng tập thể) hay còn gọi là hệ thống công chứng nhà n-ớc bao cấp t-ơng ứng với hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (Sovietique). Tìm ra những đặc tr-ng nhất của các hệ thống công chứng trên. Đánh giá những -u thế và hạn chế của các hệ thống công chứng đó, so sánh với tổ chức và hoạt động công chứng của Việt Nam trong thời gian qua.

- Đánh giá và phân tích về pháp luật công chứng. Tìm ra những điểm mới, tiến bộ của Luật Công chứng, chủ yếu thể hiện qua các điểm: phạm vi công chứng, chủ thể hoạt động công chứng, sự thay đổi trong nhận thức về công chứng.

- Đ-a ra tiêu chí để đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật công chứng. Qua phân tích và đánh giá dựa trên cơ sở các thuộc tính, đặc tr-ng của pháp luật ng-ời viết đ-a ra 5 tiêu chí để đánh giá sự hoàn thiện của chế định công chứng cũng nh- của toàn bộ hệ thống pháp luật đó là: tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, tính minh bạch và kỹ thuật lập pháp.

Ch-ơng 2

Thực trạng pháp luật về công chứng n-ớc ta và thực hiện pháp luật công chứng

tại thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực công chứng ( qua thực tế tại thành phố Hải Phòng) (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)