Tính toàn diện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực công chứng ( qua thực tế tại thành phố Hải Phòng) (Trang 33 - 36)

Là một mắt xích trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, chế định pháp luật công chứng bao gồm tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực có liên quan đến công chứng. Mặc dù các quy phạm này phần lớn nằm trong các văn bản pháp luật chuyên ngành riêng biệt nh-ng chúng lại có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau chứ không tồn tại biệt lập. Cũng giống nh- các chế định pháp luật khác, chế định công chứng mang những đặc điểm riêng nh-ng bao giờ cũng phải tuân theo quy luật vận động khách quan, chịu ảnh h-ởng của các chế định pháp luật khác trong hệ thống pháp luật. Tính toàn diện của pháp luật đ-ợc tạo nên bằng nhiều yếu tố. Tr-ớc tiên phải xác định ranh giới của chế định công chứng với các chế định pháp luật khác, nhất là ranh giới với chế định chứng thực sẽ giúp cho việc xây dựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách toàn diện, vì chỉ khi xác định đ-ợc ranh giới đó ta mới xác định đ-ợc phạm vi các quan hệ cần điều chỉnh. Tính toàn diện của chế định pháp luật đ-ợc thể hiện ở việc có đầy đủ các quy phạm điều chỉnh

các quan hệ trên mọi lĩnh vực có liên quan đến công chứng. Các quy định trong Luật Công chứng và các văn bản khác cao hơn phải chứa đựng các quy phạm mang tính chất bao quát, nó phải đ-a ra đ-ợc các nguyên tắc chung để từ đó các văn bản pháp luật liên quan khác đ-a ra các quy phạm mang tính dẫn chiếu phù hợp. Giả sử, nếu nh- trong Bộ luật Dân sự có quy định: "các hợp đồng giao dịch liên quan đến tài sản mà pháp luật yêu cầu phải đăng ký sở hữu, sử dụng thì phải có chứng nhận của công chứng", thì các văn bản chuyên ngành khác nh- Luật Nhà ở, Luật Đất đai.... khi có quy định liên quan đến các hợp đồng chuyển dịch, thế chấp... chỉ cần dẫn chiếu đến việc tuân thủ theo Bộ luật Dân sự về hình thức các hợp đồng này là đủ... Luật Công chứng phải chứa đựng các quy định có tính chất chuyên ngành và bao quát nh-: phạm vi điều chỉnh, đối t-ợng điều chỉnh, mô hình tổ chức và hoạt động này... còn các văn bản khác khi có quy định liên quan đến lĩnh vực công chứng bắt buộc phải có nội dung tuân theo các quy định của Luật Công chứng liên quan đến quan hệ đó. Ng-ợc lại, khi các văn bản pháp luật chuyên ngành khác có chứa đựng những quy định mang tính nền tảng, nguyên tắc của ngành luật hay lĩnh vực đó thì pháp luật về công chứng khi điều chỉnh những vấn đề đó cũng phải tuân theo. Trên cơ sở xây dựng và hoàn thiện pháp luật của mỗi lĩnh vực sẽ tạo ra sự hoàn thiện của cả một hệ thống pháp luật.

Tính toàn diện của chế định công chứng đòi hỏi không chỉ bao quát ở tầm vĩ mô, mà trong mỗi một văn bản, một điều luật cũng phải đ-ợc chú ý đến. Văn bản hay điều luật đó phải chứa đựng đ-ợc một phạm vi điều chỉnh nhất định, bao gồm tất cả nội hàm của vấn đề cần điều chỉnh và phải phù hợp điều kiện khách quan. Ví dụ nh- khi quy định về chức danh Công chứng viên thì trong nội dung điều luật đó phải chứa đựng đ-ợc toàn bộ các tiêu chuẩn, điều kiện để một ng-ời có thể trở thành Công chứng viên.

Tính toàn diện của chế định pháp luật còn phải đ-ợc đánh giá dựa trên sự ổn định của pháp luật. Những quy tắc xử sự, những nội dung căn bản phải

mang lại sự ổn định chung cho các quan hệ xã hội đ-ợc điều chỉnh. Việc thay đổi pháp luật sẽ làm cho trật tự xã hội bị xáo trộn. Trong tác phẩm "Bàn về tinh thần pháp luật" (còn đ-ợc gọi tắt là Tinh thần pháp luật), nhà t- t-ởng vĩ đại Montesquieu ng-ời đ-ợc coi là đi tiên phong trong phong trào khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, khi đ-a ra những điều cần chú ý trong việc soạn thảo luật đã yêu cầu: "Chớ có thay đổi một điều luật khi ch-a có đủ lý do cần thiết" 28, tr. 234. Chúng ta chỉ thay đổi luật pháp khi đó là đòi hỏi của thực tế xã hội chứ không phải là do ý chí chủ quan của các nhà làm luật. Trong bài Tính minh bạch của pháp luật - Một thuộc tính của nhà n-ớc pháp quyền, tác giả Phạm Duy Nghĩa - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đề cao sự ổn định của pháp luật và cho rằng:

An toàn pháp lý là một dịch vụ công cộng mà ng-ời dân chờ đợi ở Nhà n-ớc. Muốn vậy, pháp luật phải đáng tin cậy, phải là những đại l-ợng t-ợng tr-ng cho công bằng và lẽ phải. Xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật không đ-ợc gây ra những cú sốc, ngạc nhiên, bất ngờ cho đối t-ợng bị áp dụng. Việc sửa đổi, bổ sung pháp luật phải đ-ợc loan báo công khai tr-ớc một thời hạn hợp lý để ng-ời dân có thời gian chuẩn bị... 29.

Tính toàn diện của pháp luật còn đ-ợc xem xét d-ới góc độ dự báo đ-ợc các khả năng sẽ xảy ra và cách thức điều chỉnh các mối quan hệ đó nh- thế nào. Đối với chế định công chứng thì vấn đề này càng phải đ-ợc coi trọng. Vì chức năng chính của hoạt động công chứng là tạo ra môi tr-ờng pháp lý ổn định, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế của các cá nhân và tổ chức thông qua việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch. Ví dụ hiện nay một số cơ quan hành chính đã áp dụng cách thức nộp hồ sơ đ-ợc tiến hành qua mạng điện tử, việc các cơ quan có thẩm quyền cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số (hiện nay duy nhất Tập đoàn B-u chính viễn thông đ-ợc cấp phép hoạt động dịch vụ này) và việc chấp

nhận chữ ký số trong một số giao dịch...đây là những thay đổi tiến bộ mang tính thời đại đã đ-ợc một số quốc gia phát triển trên thể giới áp dụng dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nhất là sự phát triển v-ợt bậc của công nghệ thông tin. Khi các lĩnh vực đó liên quan đến hoạt động công chứng chắc chắn sẽ tạo ra sự xung đột vì hiện nay theo quy định tại Luật Công chứng việc chứng nhận chữ ký của cá nhân trong các hợp đồng, giao dịch phải đ-ợc thực hiện tr-ớc sự chứng kiến của Công chứng viên... Pháp luật về công chứng phải có những quy định mang tính dự liệu hoặc mang tính mở để có thể áp dụng t-ơng thích với những khả năng sẽ xảy ra trong thực tế. Pháp luật phải tạo ra đ-ợc những khung pháp lý chuẩn mực t-ơng đối có để có thể có thể áp dụng cho nhiều tr-ờng hợp, nhiều tình huống có thể xảy ra trong hiện tại và t-ơng lai.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực công chứng ( qua thực tế tại thành phố Hải Phòng) (Trang 33 - 36)