Hệ thống hóa pháp luật liên quan đến lĩnh vực công chứng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực công chứng ( qua thực tế tại thành phố Hải Phòng) (Trang 89)

Trong quá trình tồn tại và phát triển các quy định liên quan đến chế định công chứng đ-ợc thay đổi bổ sung nhiều lần và đ-ợc thể hiện ở nhiều văn bản pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau. Nội dung nhiều văn bản pháp luật liên quan mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau. Nhiều nội dung không còn phù hợp với điều kiện thực tế. Để hoàn thiện pháp luật liên quan đến công chứng, việc đầu tiên là phải tiến hành hệ thống hóa pháp luật liên quan đến chế định pháp luật về công chứng. Thông qua hoạt động này, loại bỏ đ-ợc những quy định trái với Hiến pháp và các đạo luật, các văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở trong pháp luật hoặc không còn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, với đ-ờng lối, chủ tr-ơng, chính sách của Đảng và Nhà n-ớc. Khi tham gia hội nhập quốc tế cũng đòi hỏi pháp luật n-ớc ta trong lĩnh vực công chứng cũng phải phù hợp với các điều -ớc quốc tế mà chúng ta đã ký kết hoặc tham gia, phải đảm bảo tính phù hợp t-ơng đối với pháp luật các n-ớc trên thế giới và xu h-ớng phát triển chung của quốc tế. Trong quá trình tiến hành hệ thống hóa pháp luật chúng ta có đ-ợc sự đánh giá chung t-ơng đối về hệ thống pháp luật n-ớc ta nói chung trong lính vực công chứng nói riêng. Những hạn chế và khiếm khuyết của pháp luật đ-ợc tìm thấy qua quá trình hệ thống hóa sẽ đ-ợc bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản mới. Yêu cầu đặt ra với hoạt động này là phải đ-ợc tiến hành th-ờng xuyên hoặc theo định kỳ. Trong thời đại ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động này sẽ đem lại hiệu quả và chất l-ợng cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực công chứng ( qua thực tế tại thành phố Hải Phòng) (Trang 89)