Tính đồng bộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực công chứng ( qua thực tế tại thành phố Hải Phòng) (Trang 36 - 38)

Sự hoàn thiện của chế định công chứng đ-ợc thể hiện qua một thuộc tính khác đó là tính đồng bộ của pháp luật công chứng. Tính đồng bộ đ-ợc biểu hiện ra ngoài bằng sự thống nhất. Cũng giống nh- bất cứ một hệ thống máy móc hay hệ thống vật chất, ý thức nào đó, để vận hành một cách hiệu quả cũng cần các yếu tố đồng bộ, từ đó làm lên sự thống nhất nội tại trong chính hệ thống đó. Chế định pháp luật công chứng cũng vậy, phải đảm bảo đ-ợc sự thống nhất trong các quy định pháp luật, tránh những quy phạm trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, phủ định lẫn nhau trong các văn bản pháp luật và trong nội dung của cùng một văn bản. Montesquieu viết: "Nhiều đạo luật vô bổ làm yếu mất các đạo luật hữu ích. Những đạo luật để cho ng-ời ta dễ lẩn tránh làm yếu cả pháp chế nói chung" 28, tr. 235. Việc tuân thủ nguyên tắc văn bản có giá trị thấp hơn không đ-ợc trái với văn bản có giá trị cao hơn và phải tạo ra đ-ợc một hệ thống quy phạm pháp luật căn bản (có giá trị pháp lý cao) để tạo cơ sở pháp lý củng cố tính thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật, qua đó sẽ tạo ra đ-ợc sự đồng bộ trong chế định này. Thử hình

dung một giả định rằng, mỗi văn bản có những quy định đặc tr-ng chuyên ngành riêng mà lại không có sự thống nhất với các văn bản khác thì chắc chắn xảy ra tình trạng lộn xộn trong quá trình áp dụng, quá trình tranh chấp xảy ra cũng không có căn cứ để giải quyết, gây hậu quả tiêu cực tới xã hội và hiệu quả của các văn bản đó chắc chắn sẽ không có. Mọi sự vật đều luôn luôn có sự liên kết tác động lẫn nhau và luôn nằm trong một thể thống nhất, do đó pháp luật điều chỉnh nó cũng phải mang tính t-ơng đồng, nghĩa là phải có sự thống nhất. Hơn nữa, khi thống nhất đ-ợc các văn bản liên quan ta sẽ có định h-ớng phát triển pháp luật về công chứng. Để làm đ-ợc điều này phải coi trọng công tác rà soát văn bản pháp luật và hệ thống hóa pháp luật. Hoạt động rà soát văn bản pháp luật nhằm hai mục đích soát và xét lại các văn bản quy phạm pháp luật đ-ợc ban hành trong một khoảng thời gian, theo một chuyên đề, theo lĩnh vực hay theo ngành luật nhất định, qua đó phát hiện những văn bản chứa đựng những mâu thuẫn, chồng chéo hoặc trái với quy định của Hiến pháp hoặc văn bản luật có giá trị cao hơn. Hệ thống hóa pháp luật có nhiệm vụ tập hợp, sắp xếp những văn bản pháp luật riêng lẻ thành một hệ thống mang tính thống nhất thông qua việc lập và công bố danh mục các văn bản pháp luật còn hiệu lực và công bố chúng trên những ph-ơng tiện thông tin mang tính đại chúng làm cơ sở để áp dụng thống nhất trong phạm vi nhất định. Thông qua các hoạt động này các cơ quan nhà n-ớc có thẩm quyền có sự nhìn nhận tổng quát đối với pháp luật hiện hành, phát hiện những điểm không phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo và những điểm hạn chế hay những thiếu sót của pháp luật, từ đó có ph-ơng pháp khắc phục tạo ra sự đồng bộ cho cả một hệ thống pháp luật, một chế định pháp luật trong đó bao gồm chế định pháp luật công chứng.

Với vai trò tạo ra chứng cứ khi chứng nhận tính xác thực và tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch đòi hỏi phải xây dựng đ-ợc các chuẩn mực nhất định làm căn cứ để xác định về chủ thể, đối t-ợng, nội dung của hợp đồng, giao dịch cũng nh- mô hình về tổ chức và hoạt động của chế định này,... Giả sử Bộ luật Dân sự có quy định bắt buộc phải ghi đầy đủ tên của chủ sở

hữu, sử dụng tài sản trong giấy đăng ký thì các văn bản khác không đ-ợc có quy định khác trái với nội dung này. Khi chứng nhận hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản thì Công chứng viên không phải mất thời gian xác minh. Hay quy định về độ tuổi đ-ợc tự mình xác lập và ký kết hợp đồng, giao dịch. Quy định bắt buộc về hình thức hợp đồng, giao dịch đối với những loại tài sản nhất định. Quy định về quyền sở hữu của cá nhân và tổ chức... Việc đ-a ra các chuẩn mực chung trong các văn bản pháp luật có giá trị cao và văn bản pháp luật chuyên ngành sẽ giúp cho việc thống nhất cho một hệ thống, một chế định pháp luật. Khi xây dựng đ-ợc các giá trị chuẩn mực sẽ làm tiêu chuẩn để tạo ra sự đồng bộ trong toàn hệ thống pháp luật. Việc đ-a ra các chuẩn mực đòi hỏi phải dựa trên những yếu tố mang tính chất bền vững, ít bị thay đổi. Cũng trong tác phẩm "Bàn về tinh thần pháp luật" Montesquieu đã viết:

Khi pháp luật phải ghi một điều về phạt thì cần tránh ghi thành giá tiền. Hàng nghìn duyên cớ có thể làm cho đồng tiền thay đổi giá, nên điều quy định phạt bằng tiền sẽ mỗi thời có một giá trị khác nhau. Ng-ời ta biết chuyện một tên láo x-ợc ở Rome gặp ai cũng tát ng-ời ta một cái rồi xì ra 25 xu bồi th-ờng theo hình phạt luật định [28].

Sự thông thái thể hiện qua trích dẫn này đ-a tới một yêu cầu bắt buộc đối với pháp luật đó là sự bền vững, nó chỉ có thể có đ-ợc khi đ-ợc quy chuẩn thông qua một đại l-ợng ít biến đổi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực công chứng ( qua thực tế tại thành phố Hải Phòng) (Trang 36 - 38)