Các thể văn xuôi và nghệ thuật tổ chức tác phẩm của Tản Đà 1 Truyện ngắn (Thề non nước) và nghệ thuật tổ chức truyện

Một phần của tài liệu Cái tôi cá nhân lãng mạn trong văn xuôi Tản Đà (Trang 70 - 72)

3.1.1. Truyện ngắn (Thề non nước) và nghệ thuật tổ chức truyện

Truyện ngắn Thề non nước cho ta thấy rõ hơn những nét mới lạ trong cái nhìn của Tản Đà về người kỹ nữ. Ở tiểu thuyết này, Trần Đình Hượu đã chỉ ra, cái nhìn về người kỹ nữ của Tản Đà đã có điểm khác trước: ông không có cái thương cảm “cùng một lứa bên trời lận đận” như Bạch Cư Dị mà cũng không có cái căm phẫn “Chém cha cái số má đào” như Nguyễn Du: Tản Đà coi gái giang hồ là một nghề, có lúc bần tiện mà cũng có lúc đăng quang đắc ý (...). Cho

nên mối tình giữa người du khách và người kỹ nữ trong Thề non nước không dựa vào sự cảm thông, sự bất bình với xã hội mà là một thứ tình duyên không ràng buộc” [24, 269]. Điều này được thể hiện trực tiếp qua lời người du khách nói với Vân Anh: “Như chị thời hoa đào nước chẩy, chỗ ở rất là vô thường; tôi thời là người khách buôn, quanh năm giang hồ, càng không biết đâu mà định. Lúc nào ngẫu nhiên gặp nhau thời lại cùng nhau nói chuyện còn những lúc mỗi người mỗi nơi thời ai có việc của người ấy, cũng không cần tưởng nhớ đến nhau làm gì”. Đặc biệt, Trần Đình Hượu đã phân tích một cách thuyết phục sự chuyển hướng thẩm mỹ trong quan niệm về tình ái của Tản Đà thông qua hình tượng người kỹ nữ: “Cuộc tình duyên chốc nhát trong cuộc đời bèo trôi nước chảy không ràng buộc, không trách nhiệm như vậy, đối với ông, hình như đã trở thành một cái gì đáng quyến rũ. Tuy chưa đến mức tàn nhẫn, vô tình như người du khách trong Lời kỹ nữ của Xuân Diệu, nhưng nó cũng là mở đầu cho loại tình như vậy” [24, 270].

Từ những phân tích ở trên, có thể nhận thấy một sự nới rộng, và trong một chừng mực nhất định đã xuất hiện cả những nhân tố mới mẻ trong cái nhìn và sự đánh giá đời sống ở Tản Đà. Những sở thích, thị dục của con người... bắt đầu được nhìn nhận và đánh giá theo quan điểm mang đậm màu sắc của thời hiện tại. Nhân tố chính cho sự mới mẻ trong cách nhìn này dù có quan hệ trực tiếp với thế giới quan của nhà Nho tài tử nhưng về cơ bản nó được nảy sinh, chịu sự gợi ý, khuyến khích từ môi trường đô thị, môi truờng mà Tản Đà có nhiều gắn bó và trải nghiệm. Dù chưa thực sự có cái nhìn của một thị dân nhưng cảm quan đô thị đã xuất hiện và can thiệp vào cái nhìn hiện thực của Tản Đà. Thước đo đạo lý ở ông đã trở nên pha tạp và không còn quá khe khắt. Một cách khái quát: cảm quan đô thị đã làm xuất hiện trong khuynh hướng thế tục của Tản Đà những vấn đề, những hình tượng văn học và nhất là những cách đánh giá, thẩm định mang đậm dấu ấn của thời hiện tại, điều mà trước đó chưa có cơ hội xuất hiện một cách trực diện trong văn học. Hoàn toàn có cơ sở để khẳng định: trong các sáng tác của Tản Đà tính chất lịch sử cụ thể của bức tranh

xã hội trong thời hiện tại đã bắt đầu hiện diện như là một lớp ý nghĩa cơ bản của tác phẩmhững ngã rẽ mới.

Một phần của tài liệu Cái tôi cá nhân lãng mạn trong văn xuôi Tản Đà (Trang 70 - 72)