Cái Tôi tự thuật với những nếm trải trong cuộc đời thực của

Một phần của tài liệu Cái tôi cá nhân lãng mạn trong văn xuôi Tản Đà (Trang 43 - 47)

Tản Đà

Những nếm trải trong cuộc đời thực được thể hiện tập trung qua Giấc mộng lớn. Nếu đặt Giấc mộng lớn bên cạnh Giấc mộng con I, II ta sẽ thấy mối quan hệ rất độc đáo của hai tác phẩm này. Một mặt, những thể nghiệm về tình ái, bước chân người du khách, kỳ vọng về sự nghiệp của người hào kiệt trong

Giấc mộng con I, II cũng là những thể nghiệm của cái Tôi trong Giấc mộng lớn. Tuy nhiên không khó khăn để phát hiện ra những khác biệt có tính chất nghịch đảo của cái Tôi khi so sánh Giấc mộng con (đặc biệt là Giấc mộng con I) với Giấc mộng lớn.

Về thời gian, Giấc mộng con I in năm 1917, Giấc mộng con II in thành sách năm 1932 nhưng trước đó đã in ở Đông Pháp thời báo năm 1927 - 1928. Ở cả hai tác phẩm này, dù giai đoạn cuối đã có những dấu hiệu mệt mỏi và bế tắc trong cảm hứng nhưng cõi mộng vẫn là môi trường để cái Tôi của Tản Đà thể hiện. Đây là một môi trường không có sức cản. Cái Tôi được tự do và theo đuổi những ước vọng của mình. Môi trường để cái Tôi hiện diện trong Giấc mộng lớn lại là môi trường của cuộc sống thực với tất cả những ma chiết của nó. Giấc mộng lớn in 1929 và có thể xem là sáng tác quan trọng cuối cùng của Tản Đà (sau 1929 hầu như ông chỉ cho in lại các tác phẩm cũ và chuyển hẳn sang dịch thuật). Ở thời điểm này Tản Đà đã bắt đầu nếm trải sự suy vi không

chỉ trong sáng tác mà còn trong sinh kế. Chỉ ít lâu sau đó ông hoàn toàn bị lãng quên, phải xoay sang kiếm ăn bằng đoán Hà Lạc lý số và sống lay lắt cho đến khi kết thúc cuộc đời. Tản Đà viết Giấc mộng lớn trong trạng thái của một người tỉnh mộng để thấy mình đã hoàn toàn trắng tay trước cuộc đời. Đã từng lấy mộng là thực nhưng giờ đây ông lại không thể thanh thản xem đời là một giấc mộng để có thể cất một tiếng cười dài thanh thản như triết lý du thế của Trang Tử. Đọc Giấc mộng lớn từ điểm nhìn của Giấc mộng con ta sẽ thấy bàng bạc suốt thiên tự truyện này là cái Sầu toát ra qua những nếm trải về sự tan vỡ của ảo vọng trong cuộc đời thực.

Nhịp chính trong mạch trần thuật của Giấc mộng lớn là những đổ vỡ trong cuộc đời của Tản Đà. Nhưng sự kiện khác chỉ được kể có tính chất điểm xuyết. Sự đổ vỡ đến với ông từ rất sớm: bất thành trong khoa cử và kèm với đó là mối tình đầu nhiều ngang trái bẽ bàng. Cả hai bi kịch này xảy ra đồng thời khiến ông rơi vào trạng thái: “Cái bụng chán đời đến cực điểm, sau quyết mong tịch cốc để từ trần”. Không khó để lý giải tâm trạng này Tản Đà. Lưng vốn và kỳ vọng của nhà Nho tài tử là Tài và Tình. Tài - Tình vừa là hai mục đích để nhà Nho tài tử theo đuổi cũng là hai điểm tựa để họ tự tin thi thố với đời. Đây là hai đường ray định trước cho những người như Tản Đà trong cụộc đời. Trong Giấc mộng lớn, Tản Đà cho biết ông học chữ Hán từ khi lên năm tuổi. Trong năm đó học ấu học ngũ ngôn thi"... thích nhất hai câu: hoa cù hồng phấn nữ, tranh khán lục y lang. Cái bệnh đa tình từ đấy, cái lòng mê khoa cử cũng từ đấy". Khi hỏng khoa cử và cũng mất luôn người đẹp, Tản Đà bị văng ra khỏi đường ray quen thuộc của cuộc đời. Hoang mang và mất hết phương hướng hành động ông tự nhận mình là “người yếm thể'. Mọi cảm giác về bản thân cũng như những tri giác về thế giới đều bị buông lỏng, chán chường: “Bụng không biết no, biết đói, người không biết vui, biết buồn; chỉ cứ mỗi ngày một bữa rượu, hoặc uống xuông, hoặc ăn bằng một đĩa rau dưa nhỏ con xong rồi đem chõng ra nằm dưới gốc cây ngọc lan nghe những con chim kêu trên cành cây, hoặc là xem những đám mây đi trên giời, con chim bay trên không, xem kết cục

đến đâu là hết”.

Sau vấp ngã này, khi trở lại cuộc đời thực, Tản Đà đã bớt hăm hở, mơ mộng. Ông tự nhìn mình một cách khiêm tốn, thực tế hơn: thấy mình cũng

chẳng khác chi người khác; lo ăn lo mặc kiếp phù sinh rút lại cũng như ai", vì thế mà chấp nhận những sự không như ý trong cuộc đời như một lẽ đương nhiên, không còn muốn ganh đua với tạo hóa: "Cho hay con người ta sinh ra đời, như đã bị dưới một cái quy trình nhất định, dẫu có muốn ương với hóa công mà thoát vòng đào trú, khó thay”.

Quãng đời tiếp theo của Tản Đà xuất hiện một định hướng mới. Sách vở Tân thư đem lại cho ông “tinh thần tiến thủ”, chuyến đi chơi Trung kỳ với Bùi Huy Tín cho ông được rộng mắt ngắm nhìn cảnh tượng hùng vĩ của sông núi. Tất cả những sự kiện ấy khiến Tản Đà hăm hở trong sự nghiệp báo chí. Được sự giúp đỡ của một người hảo tâm, An Nam tạp chí ra đờỉ nhưng sự như ý không được bao lâu. Nhìn lại mười tháng tồn tại của tờ báo, Tản Đà tổng kết: "tiêu hại tiền của xã hội cũng đã lắm, rút lại không công trạng gì'?”. Lần thất bại này không làm ông quá bi phẫn. Đã quen với thất bại, cái Tôi giờ đây thực tế hơn và cũng mệt mỏi hơn trong chiêm nghiệm: “Mối một phen thất bại, đầu tóc lại bạc thêm”.

Sau thất bại này, cuốn tự thuật của Tản Đà hầu như không đề cập gì đến cao vọng về một sự nghiệp "nhà văn kiêm triết học". Sự mệt mỏi này, thực ra, đã xuất hiện ngay từ khi Tản Đà viết Giấc mộng con II. Dù ở cảnh tiên giới những tiếng dội của cuộc đời thực vẫn vọng đến bên Tản Đà. Sau buổi nói chuyện đầy cảm khái với Nguyễn Trãi và đi chơi với Chu Kiều Oanh trên sông Ngân Hà, trỏ về Nguyễn Khắc Hiếu nằm mộng thấy:

“An Nam tạp chí vì sự không có tiền đủ làm, tự phải đình bản; rồi mình bỏ liều cả tòa báo ở Hà Nội, định đi chơi cho khắp xứ Đông Dương. Theo đường bộ từ Bắc vô Nam, qua Trung kỳ, la đà các nơi, hơn hai mươi ngày mới vô tới Sài Gòn, ở Sài Gòn ít lâu, rồi không đi được rộng hơn nữa, mà lại trở về Bắc. Trở về Bắc không ra nỗi tạp chí mà lại trở vào Nam. Lần sau vô Nam thời

thành ra ở luôn tại Sài Gòn, làm trợ bút cho Đông Pháp thời báo. Chỗ nhà mướn để ở, phía sau liền với một sở chữa xe hơi, ngày hai buổi những thợ đập sắt làm cho rất khó chịu. Đây đều là những biến cố có thật ở ngoài đời của Tản Đà. cảnh ngộ trong "Giấc mộng con" phóng túng, hào hứng bao nhiêu thì cảnh ngộ trong "Giấc mộng lớrí' lại tẻ nhạt, quẩn quanh, khó chịu bấy nhiêu. Ngược xuôi về Bắc, vào Nam mà nơi nào cũng toàn những việc bất như ý. Giấc mơ tiên cảnh rốt cục đã vướng bụi trần. Điều này khiến Tản Đà cảm thấy "buồn, "vô lưu đến cực điểm”.

Từ sau thất bại của An Nam tạp chí, ta thấy Tản Đà như muốn quên đi mọi nỗi hoài cảm. Từ đó trở đi, như ông tự nhận xét: “chỉ một là bận về sự giao tiếp, hai là mê thiết sự du quan". Người tài tử xưa đặc biệt ham thích thú du sơn ngoạn thủy. Tản Đà đến với ngã đường này như một quán tình của truyền thống. Tuy nhiên, ngay ngả rẽ cuối cùng này Tản Đà cũng không còn giữ được sự thanh thản nữa. Trên bước đường du ngoạn, lọt vào tầm mắt của ông phần lớn là những bức tranh thiên nhiên, những cảnh vật nhuốm màu tang thương dâu bể. Đó là cửa bể Thuận An với những biến đổi từ chỗ là hành cung của Tự Đức nay đã thành sở kiểm lâm. Nơi cổng đài “hồi xưa thời trông lên rất uy vũ" nay "chỉ là bỏ hoang cho cỏ mọc". Cảnh tượng ấy làm người du khách có biết bao nỗi niềm: "Thời đại suy vi, giang sơn biến cải, thiên công đa sự, nhân sự vô thường". Dấu vết của người du khách hăm hở kiếm tìm những vẻ đẹp nơi xứ lạ trong Giấc mộng con I chi còn vương lại ở đây một cách mờ nhạt. Thay vào đó, trong cái nhìn vào thiên nhiên ngoại cảnh bàng bạc một nỗi buồn. Thú du quan của Tản Đà rốt cục cũng không tránh được một kết thúc rất sái. Tại Bình Định, tiền hết lại gặp phải sự cản trở của quan lại sở tại, Tản Đà thấy "hứng du quan đã tàn” mà trở về cố thổ.

Kết thúc tác phẩm, thấm thía với những thất bại:

Hơn mười năm bút sắt, bút lông, hoa giấy mực chẳng ích gì cho xã hội. Trải ba xứ đường xe đường bể, trụi râu mày còn thẹn với giang san.

trong thú nhàn dật: “Ba gian nhà cỏ, nửa mẫu đồi cây, cáo nội chim rừng, đèn giăng quạt gió,có thề cho là một đoạn đại kết thúc ba mươi sáu năm Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu vậy ”. Tuy nhiên, ông cũng không được yên ổn bao lâu trong cảnh dừng chân. Bị chủ nhân - người mà trước đó “tỏ lòng tương thân, thường có nói muốn kết làm anh em ruột”. Bỗng nhiên xua đuổi. Những dòng cuối cùng của cuốn tự thuật là hình ảnh một kẻ không nhà - một khách giang hồ ngoài ý muốn: “ở mạn rừng lại trôi về mạn bé”. Một kết thúc mở, nhưng là cho những bi kịch mà ở điểm mút của nó là một cái chết bất thường trong cảnh cùng quẫn.

Một phần của tài liệu Cái tôi cá nhân lãng mạn trong văn xuôi Tản Đà (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w